

Dữ liệu Glassnode cho thấy số lượng BTC trung bình trong 30 ngày được rút ra đột ngột sụt giảm từ khoảng 66 nghìn BTC được rút ra xuống còn 15 nghìn BTC vào ngày 09/05 (Hình 1). Rất nhiều BTC được đưa lên thị trường trong 1 ngày, đẩy giá trị của BTC trên sàn tăng lên con số 2,5 triệu BTC. (Hình 2)
👉Mục đích của việc đưa nhiều BTC lên sàn đầu tiên chính là để tăng nguồn cung BTC trên sàn==>Giảm mức độ khan hiếm của BTC==>Khiến BTC dễ giảm giá hơn.

Tuy nhiên, việc đưa BTC lên thị trường lại làm tăng lượng thanh khoản của thị trường và làm giảm mức độ biến động của BTC. Các bạn có thể thấy Real Volume đột ngột tăng vọt lên 10 tỷ đô, chứng tỏ tình trạng thanh khoản yếu đã được cải thiện (Hình 3).Từ đó có thể thấy việc tham gia thị trường future sẽ dễ dàng hơn từ đây nhờ biến động BTC giảm.
👉Nhưng câu hỏi đặt ra là số lượng BTC được đưa lên thị trường có phải để bán tháo hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, mình cùng check một số dữ liệu trên Cryptoquant nhé.


Chỉ số BTC Derivative Exchanges Netflow cho thấy sự chênh lệch giữa BTC rút ra và đưa vào sàn Future. Cột màu xanh cuối cùng có giá trị dương tăng đột biến với giá trị lên đến khoảng 35 nghìn BTC được đưa vào nhiều hơn so với BTC được rút ra (sàn phái sinh (Derivative) là sàn để trade Future, khác với sàn spot dùng để mua bán BTC) (Hình 4). Trong khi đó, khi check chỉ số BTC Spot Exchanges Netflow lại cho thấy dữ liệu hoàn toàn ngược lại trên sàn Spot với những cột đỏ giá trị âm. Số lượng BTC được rút ra khỏi sàn spot lại ưu thế hơn rất nhiều so với BTC được đưa vào. Khoảng hơn 6000. BTC được rút ra nhiều hơn so với nạp vào sàn Spot. (Hình 5)
👉Dựa trên 2 số liệu trên, có thể thấy rằng hầu như tất cả BTC được đưa lên sàn Derivative (phái sinh) chứ không phải sàn Spot nhằm long và short chứ không nhằm bán tháo các Bitcoin này.
👉Kết luận: Cá voi chủ yếu đẩy BTC lên sàn Derivative để long short BTC chứ không để bán tháo. Tận dụng việc tăng nguồn cung BTC để làm BTC ít khan hiếm và dễ giảm giá hơn ==> Cá voi đang ưu thế short BTC để thanh lý những trader liên tục mở các lệnh long trong ngày qua. Để thấy mức độ khốc liệt và sự lì lợm của các trader trường phái long. Các bạn xem dữ liệu sau.


Ngày 09/05 đánh dấu lần đầu tiên volume giao dịch chạm ngưỡng 90 tỷ đô, tăng gần gấp 3 lần so với ngày 08/05 và khối lượng volume future cao nhất được ghi nhận là 50 tỷ đô trên sàn Binance (Hình 6). Lượng thanh lý khủng khiếp vào ngày 09/05 xấp xỉ 1 tỷ đô và đây là lượng thanh lý lớn nhất được ghi nhận trên Coinglass trong 3 tháng qua. (Hình 7)



Số lượng lệnh long bị thanh lý chiếm đến khoảng 87% dựa theo chỉ số Future long Liquidations Dominance (Hình 8.) và sau khi bị thanh lý liên tục trong 2 ngày khốc liệt vừa quá thì Funding Rate vẫn duy trì giá trị dương. Chứng tỏ trader vẫn chưa chịu từ bỏ việc long tiếp (Hình 9). Cuối cùng, bạn sẽ thấy sàn và các tổ chức tạo lập thị trường thanh lý ngày càng triệt để khi Open Interest liên tục giảm và đạt giá trị cực thấp. (Hình 10).
Trong ngắn hạn, biên độ dao động của BTC sẽ giảm đi nhờ volume và thanh khoản thị trường tăng. Tuy nhiên, việc BTC được đẩy lên sàn phái sinh và nguồn cung của BTC tăng trên các sàn sẽ ủng hộ cho hành động short BTC của cá voi ở thời điểm này. Trong dài hạn, việc đưa BTC lên sàn chưa cho thấy dấu hiệu bán tháo vì chủ yếu BTC được đưa lên sàn phái sinh chứ không phải sàn spot.
Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn.
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook