Nội dung bài viết
1. Chỉ số Miner flow
Chỉ số Miner outflow cho biết số lượng các BTC di chuyển khỏi ví thợ đào. Như các bạn đã biết, cơ chế Proof of Work cho phép các thợ đào BTC xác nhận các giao dịch mới (transactions) trong Mempool.
Các transactions đã được xác nhận sẽ đưa vào 1 block, 1 block có số lượng transaction khác nhau tùy vào khối lượng, block mới sẽ được gắn vào chuỗi block, được gọi là blockchain.
Quá trình xác nhận giao dịch của các thợ đào sẽ giúp đào ra các Bitcoin mới và mỗi khi 1 block được xác nhận thì phần thưởng mà thợ đào nhận được là toàn bộ phí giao dịch trong block tính bằng BTC (hiện tại khoảng 6,25 BTC/1 block sau đợt halving năm 2020).
Khi thị trường xấu, thợ đào sẽ gặp rất nhiều trở ngại về kinh phí, một số thợ đào sẽ bắt buộc phải bán một phần BTC nhận được từ việc đào BTC để trang trải kinh phí cho máy đào, sẽ có một lượng thợ đào không trụ nổi và bị thanh lọc. Lúc thợ đào bán BTC, họ sẽ chuyển các BTC từ ví của mình lên các sàn tập trung.

Vì thế, mỗi khi chỉ số Miner Outflow tăng lên thì có nghĩa rằng đang có một số thợ đào đưa BTC ra khỏi ví của họ và có thể đang chuyển số BTC này lên sàn để bán và tạo ra áp lực bán. Do đó, kiểm tra chỉ số này bạn sẽ dự đoán được giá BTC.
2. Chỉ số exchange flow
Chỉ số exchange flow cho biết hiệu số giữa BTC được chuyển từ các ví lên sàn và rút từ sàn về các ví. Giá trị dương của chỉ số này cho biết đang có nhiều BTC được chuyển lên các sàn hơn là rút từ sàn về các ví.
Chỉ số Exchange Flow sẽ giúp bạn đo được Áp Lực mua và bán trên thị trường. Khi có nhiều BTC đưa lên sàn, tức là nguồn cung tăng, khi này giá dễ giảm.
Các BTC này có thể bị bán đi để gây ra áp lực bán, từ đó giá tiếp tục giảm. Và khi nhiều BTC rút ra khỏi sàn, nguồn cung sẽ giảm, từ đó, giá dễ tăng và các holder đang thu mua BTC và tích cực rút về ví.
Tuy nhiên, chỉ số này hay các chỉ số exchange khác chỉ ghi nhận số liệu BTC nạp rút trên sàn, chứ không thể hiện việc BTC được nạp vào sàn có bị bán đi hay không.
Vì thế nguyên nhân chắc chắn dẫn tới việc BTC có xu hướng giảm nhiều hơn khi có nhiều BTC được chuyển lên sàn chính là do nguồn cung BTC trên sàn (các BTC nằm trong ví sàn) tăng lên và làm giảm tính khan hiếm của BTC.
Còn việc BTC có xu hướng giảm giá do các BTC được đẩy lên sàn có thể bị bán đi là mang yếu tố nguy cơ và cần được phân tích sâu hơn bạn nhé.
3. Chỉ số NUPL
NUPL – Net Unrealized Profit/Loss là chỉ số lãi/ lỗ ròng chưa được thực hiện (ở mức tương đối). Hay nói cách khác, chỉ số này cho biết mức độ BTC chưa bị bán đi, dù đang ở trạng thái sinh lời hay lỗ.
Chỉ số NUPL được tính dựa vào chênh lệch mức giá giao dịch cuối cùng của BTC và giá BTC ở thời điểm hiện tại, được dùng để mô tả trạng thái tâm lý của nhà đầu tư.
Nếu giá giao dịch BTC càng thấp hơn giá BTC hiện tại thì tâm lý nhà đầu tư đang thiên về sợ hãi. Ngược lại sẽ thiên về tham lam. Như hình bên dưới.
- Vùng màu hồng: Đầu hàng.
- Vùng màu cam: Hi vọng – Sợ hãi.
- Vùng màu nâu: Lạc quan – Lo lắng.
- Vùng màu xanh lá cây: Niềm tin – Nghi ngờ.
- Vùng màu xanh lam: Tham lam.
- Đường màu trắng: Giá Bitcoin.
Vùng màu xanh lam cũng là một điểm cần lưu ý khi quan sát chỉ số NUPL. Mỗi lần chỉ số này chạm vào vùng màu xanh lam đều trùng với dấu hiệu đỉnh của thị trường. Và vùng màu hồng là vùng thường trùng với đáy.
Khi phân tích chỉ số này, bạn có thể biết được thị trường đang có xu hướng tăng hay giảm.
4. Chỉ số MVRV
MVRV – Market Value to Realized Value – đây là tỉ lệ giữa vốn hoá thị trường và vốn hoá thực tế của một đồng coin. MVRV = Market Cap/ Realized Cap.
Ví dụ: Nếu bạn lấy Market Cap chia Realized Cap bằng 2, tức là vốn hoá thị trường đang gấp 2 lần vốn hoá thực tế. Cho đến nay, chỉ số này đã đạt được 5 đỉnh, được biểu thị bằng các mũi tên màu đen ở hình bên dưới.
- Tháng 6 năm 2011 – 6,92
- Tháng 4 năm 2013 – 5,25
- Tháng 11 năm 2013 – 5,71
- Tháng 12 năm 2017 – 4,33
- Tháng 2 năm 2021 – 3,95
Dựa vào chỉ số này, bạn sẽ biết được tình hình thị trường hiện tại. Nếu MVRV tăng cao trong thị trường bull, điều này chứng tỏ vốn hóa thị trường đã cao hơn vốn hóa thực tế và đang có nhiều người sẵn sàng chốt lời.
Ngược lại, nếu giá trị MVRV thấp từ 0-1, thì vốn hóa thị trường đang thấp hơn vốn hóa thực, hay nói cách khác là BTC đang có giá thấp hơn giá trị thật của nó.
Nhìn chung, MVRV sẽ giúp chúng ta xác định được mức độ hưng phấn của thị trường và xác định được thời điểm quá hưng phấn (MVRV cao) để bắt đầu bán coin và thời điểm ảm đạm (MVRV thấp) để bắt đầu mua dần coin.
5. Chỉ số Dormain coin
Dormancy là trung bình số ngày bị phá hủy trên mỗi đồng coin được giao dịch trong bất kỳ ngày nhất định nào. Nó được tính theo công thức sau: Dormancy = Coin Days Destroyed (CDD) chia tổng Volume giao dịch tương ứng.
Nếu Dormancy tăng cao, CDD tăng cao, các BTC được nắm giữ dài hạn đang di chuyển với số lượng lớn, điều này cho thấy cá voi có thể đang chốt lời.
Ngược lại, nếu Dormancy thấp, CDD thấp, các BTC được nắm giữ dài hạn không có xu hướng di chuyển, cho thấy cá voi không có dấu hiệu chốt lời.
Tóm lại, CDD và Dormancy sẽ không tăng khi số ngày nắm giữ không nhiều, và đây là lý do mà CDD và Dormancy được xem là cách tính volume mới, loại bỏ được tình trạng bơm thổi wash trade.
Chỉ khi nắm vững về các chỉ số on chain data quan trọng này, bạn hoàn toàn có thể nằm được tình hình thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook