Dữ liệu On-chain được ghi nhận trong hệ thống sổ cái (ledge system) cho phép truy xuất dữ liệu từ tất cả các dữ liệu liên quan đến thợ đào và tất cả các transactions (an occasion when someone buys or sells something). Bất kỳ sự dịch chuyển tài sản số nào từ ví A sang ví B đều được gọi là transactions.
Chỉ số BTC Netflow Index được tính bằng cách lấy dữ liệu truy xuất từ hệ thống sổ cái của tổng số BTC được đưa lên các ví sàn trừ đi tổng số BTC được rút ra từ ví sàn trong một ngày. Nếu có nhiều BTC được dịch chuyển lên ví sàn thì hiệu số sẽ có giá trị dương và biểu hiện bằng các cột xanh lá cây và ngược lại nếu rút ra nhiều hơn thì sẽ là các cột đỏ.
Phân tích hai hình dưới đây sẽ làm rõ 1 case study về hành vi cá voi dựa trên việc rút nạp BTC.

Ở hình 1, đây là chỉ số BTC Netflow Index được ghi nhận trên sàn Spot. Các bạn có thể thấy rằng những cột màu đỏ đang chiếm ưu thế gần đây, chứng tỏ đang có nhiều BTC được rút khỏi sàn Spot. Điều này đồng nghĩa với việc cá voi không bán tháo BTC vì sàn Spot là sàn mà khi BTC được đưa lên nhiều thì có khả năng cá sẽ bán tháo. (Sàn Spot là sàn để mua và bán BTC).

Ở hình 2, chỉ số BTC Netflow Index được ghi nhận trên sàn Derivative. Các bạn thấy rằng những cột màu xanh lá cây đang chiếm ưu thế gần đây, chứng tỏ đang có nhiều BTC được nạp lên sàn Derivative. Điều này đồng nghĩa với việc cá voi đang đẩy BTC lên sàn Derivative để tăng thế chấp BTC cho hoạt động long short. (Sàn Derivative là sàn để thế chấp tài sản nhằm phục vụ cho việc long short).
Từ 2 dữ liệu trên, có thể thấy rằng, khi BTC giảm sâu từ 29k về 19k do ảnh hưởng của các quả bom Defi chủ yếu đến từ sự kiện mất peg stETH, dữ liệu on-chain cho thấy cá voi đang đẩy mạnh hoạt động trên sàn Derivative nhằm long và short BTC để kiếm lợi nhuận. Bên cạnh đó, cá voi liên tục rút BTC ra khỏi sàn Spot để gia tăng tài sản trong ví và không hề có dấu hiệu bán tháo.
Khi giá BTC giảm mạnh, tổng số BTC dự trữ trên sàn giảm mạnh do số lượng BTC được rút ra trên tất cả các sàn Spot chênh hơn nhiều với lượng được đưa lên sàn Derivative. Đây là một yếu tố không xuất hiện ở một xu hướng Downtrend điển hình vì trong Downtrend đa phần các tổ chức lớn sẽ đưa BTC lên sàn Spot để bán chốt lời.
Bên cạnh đó, việc rút BTC liên tục khi thị trường giảm cũng là dấu hiệu cho thấy cá có thể đã gom đủ BTC và không muốn gây áp lực bán tháo nữa vì một trong những cách để cá voi gom thêm hàng đó chính là đẩy một lương BTC lên sàn Spot để làm tăng cung BTC, giảm độ khan hiếm BTC, tạo áp lực bán tháo từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ và sau đó gom thêm BTC. Sau khi gom thêm đủ BTC ở giá mong muốn thì sẽ rút số lượng BTC trên sàn Spot về ví để làm giảm cung và khiến BTC tăng giá trở lại.
Vậy tại sao cá không đem lên sàn Spot và bán hết số BTC của mình và sau đó đợi mua ở giá thấp hơn để tận dụng áp lực bán gây ra làm giảm giá BTC nhiều hơn? Đó là vì cá voi mất rất nhiều thời gian để gom BTC ở vùng giá thấp và phải chia nhỏ volume ra để mua nếu không muốn BTC đột ngột tăng giá quá cao. Vì thế để gom thêm BTC ở vùng giá mong muốn, chúng sẽ chỉ đưa BTC lên các sàn để làm tăng nguồn cung BTC có sẵn và tạo áp lực bán tháo nhờ tâm lý sợ hãi để gom thêm.
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook