Một member trong nhóm có hỏi về việc điều gì xảy ra nếu các thợ đào tập hợp lại để chiếm quyền và tấn công mạng lưới. Sau đây là một số thông tin sẽ chỉ ra rằng điều này luôn có thể xảy ra với mức sức mạnh đào khoản 30% chứ chưa cần tới 51% là đã có thể tấn công mạng lưới và việc tấn công mạng lưới sẽ khó duy trì và rất dễ bị phát hiện và ngăn chặn sau đó do thuật toán của Bitcoin.
Đầu tiên là vấn đề chi phí: ước tính khoản hơn 13 tỷ đô chi phí để có thể chiếm quyền kiểm soát trên 51% dựa theo Hashrate hiện tại. Target Hashrate hiện tại của mạng lưới BTC là 145,472,737.165 TH/s.

Giả sử tiêu thụ điện là ở mức khá thấp lấy chuẩn ở Hàn Quốc 0.01 đô la trên 1 kWh. Hình 1
Từ đó có thể tính ra chi phí phần cứng và phí điện theo số chip cần dùng:
Hardware Cost 13,528,961,100 USD
Electricity Cost 1,029,946.72 USD
Tổng chi phí để tạo ra 51% sức mạnh mạng lưới là 13 tỷ 529 triệu đô và vì thế đây là trở ngại rất lớn khi nhóm thợ đào nào đó muốn tấn công mạng lưới với mức thành công cao nhất bằng cách chiếm đến 51% sức mạnh đào.
Thứ 2 là thuật toán của BTC cho phép các miners còn lại từ chối xác nhận tiếp chuỗi block dài bất thường khi có nhiều transaction được add vào chuỗi blockchain để gia tăng số BTC nhằm trục lợi. Số lượng BTC nhận được từ việc đào được quy chuẩn bởi mạng lưới BTC và mỗi thợ đào sẽ chạy 1 bản copy của hệ thống xác nhận dữ liệu phần thưởng BTC này. Vì thế khi có nhiều transaction được xác nhận bất thường do copy thì sẽ làm cho chuỗi blockchain dài bất thường và khi chuỗi block này đến các node khác thì sẽ bị từ chối xác nhận, và từ đó tạo ra một chuỗi blockchain song song (fork).
Nếu phần lớn các miner bắt tay nhau để xác nhận cho chuỗi blockchain fork này thì sẽ có một vấn đề khác xảy ra? Khi node nhận một block, nó sẽ xác thực block đó để xem có khớp với các quy định hệ thống hay không và cuối cùng sẽ đối chiếu block height. Block height là số lượng block trước đó được xác nhận được ghi nhận ở block cuối cùng. Nếu có một nhánh blockchain fork đang tồn tại thì block height ghi nhận sẽ cao hơn block height hiển thị ở block cuối cùng. Từ đó, dù cho sô BTC được trục lợi nhiều hơn nhờ các miner bắt tay với nhau để xác nhận block trong blockchain fork thì blockchain đó vẫn bị cô lập và dĩ nhiên số BTC đó sẽ không được xác nhận bởi mạng lưới.
Vấn đề double-spending có thể xảy ra bằng cách xác nhận lại các transaction đã xác nhận và vì thế không làm tăng block height nên sẽ tránh được sự cô lập trong mạng lưới (tuy nhiên hầu hết các node đều nhớ được các transaction đã xác thực và sẽ mau chóng ngăn chặn, đây cũng là lý do vì sao cha đẻ BTC đã từng đề cập đến việc không cần viết một mã code để ngăn chặn vấn đề này.

Chiếm quyền 51% là tạo ra sức mạnh đào chiếm 51% sức mạnh đào hiện tại thì sẽ tăng % thành công để gian lận trong mạng lưới chứ không phải là chắc chắn phải là 51% (hiện tại 30% là đã có thể tấn công mạng lưới được). Đa phần các thợ đào không đào riêng lẻ nữa mà họ tập trung lại trong các pool và vì thế luôn có thể xảy ra tình trạng tấn công mạng lưới khi một pool nào đó có ý đồ xấu và tạo ra được hơn 30% sức mạnh mạng lưới đào. Hình 2
Qua các thông tin trên, hy vọng các bạn phần nào hiểu được để tấn công hệ thống mạng lưới BTC không chỉ cần có nguồn lực về tài chính mà còn phải đối diện với các thuật toán thông mình mà cha để Bitcoin đã tạo ra.
Defi Learn: https://bit.ly/3zOzguN
Website, Youtube, Facebook
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook