
USD luôn là đồng tiền mạnh nhất thế giới, không chỉ vì ảnh hưởng đến giá trị tương đối của các đồng tiền khác mà còn ảnh hướng đến các loại tài sản khác như vàng, xăng dầu,… Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của USD, một chỉ số được lập ra gọi là USD Index (DXY hay USDX). Ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về chỉ số này nhé!
Chỉ số Đô la Mỹ là thước đo giá trị của Đô la Mỹ so với một nhóm ngoại tệ. Sáu loại tiền tệ bao gồm trong USDX thường được coi là đối tác thương mại quan trọng nhất của Mỹ. Hiện tại, chỉ số này được cấu tạo gồm 6 đồng tiền chính: Euro (EUR), yên Nhật (JPY), bảng Anh (GBP), đô la Canada (CAD), kronor Thụy Điển (SEK), franc Thụy Sỹ (CHF).
USDX được tạo ra ngay sau khi Thỏa thuận Bretton Woods sụp đổ, và mục đích của nó là theo dõi hoạt động của đồng đô la so với tiền tệ của các đối tác thương mại chính của Hoa Kỳ. Kể từ những năm 1980, nó đã trở nên có thể giao dịch như một hợp đồng tương lai và các nhà đầu cơ đã sử dụng USDX như một cách để suy đoán về sự chuyển động của Đô la Mỹ so với nhóm 6 các loại tiền tệ chính khác.
Nội dung bài viết
Vậy những yếu tố nào ảnh hướng đến USDX?
Sức mạnh của đồng Đô la phụ thuộc vào cung cầu. Khi có nhiều nhu cầu đổi ngoại tệ nước ngoài sang USD thì sẽ làm giảm nguồn cung và tăng nhu cầu đồng USD và từ đó làm tăng USDX. Ngược lại khi nhu cầu đổi đồng đô la ra ngoại tệ khác tăng thì sẽ làm USDX suy yếu.
– Lãi suất: Nếu lãi suất ở Mỹ tăng, đây sẽ là miếng bánh ngon cho các nhà đầu tư, từ đó, chỉ số USDX sẽ tăng. Ngược lại, khi lãi suất giảm, USDX sẽ chịu áp lực và chỉ số giảm.
– Tâm lý lo sợ rủi ro: các nước trên thế giới thường lấy Đô la Mỹ làm chuẩn để định giá. Khi thị trường diễn ra khủng hoàng, giá trị đồng Đô la sẽ tăng, nhu cầu về tiền tệ có thể giảm do tâm lí lo sợ rủi ro, từ đó chỉ số USDX có thể tăng
Ví dụ, lãi suất Fed tăng chứng tỏ kinh tế đang phải đối mặt với lạm phát tăng và kinh tế thế giới đang khó khăn. Bên cạnh đó lãi suất Fed tăng sẽ làm tâm lý thị trường sợ hãi do dòng tiền sẽ ưu tiên cho vàng và công trái phiếu thay vì các tài sản rủi ro. Chính những điều trên sẽ gây tâm lý sợ hãi cho nhà đầu tư và họ sẽ có xu hướng bán ngoại tệ để mua USD nhằm trú ẩn vì đồng đô la luôn là nơi trú ẩn khi kinh tế thế giới không ổn định.

Một ví dụ khác là về xuất nhập khẩu. Nếu lượng nhập khẩu của một quốc gia nhiều hơn xuất khẩu thì sẽ dẫn đến giảm giá trị đồng tiền quốc gia do nhu cầu sử dụng tiền tệ trong nước giảm và nhu cầu đổi ngoại tệ cao, làm giảm cầu và tăng cung của tiền tệ quốc gia.
Ngược lại, nếu một quốc gia A phát triển xuất khẩu mạnh các sản phẩm và dịch vụ đến các nước khác, nhu cầu đổi tiền tệ của các quốc gia khác sang tiền tệ quốc gia A là luôn có để có thể mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ xuất khẩu. Từ đó nguồn cầu của tiền tệ quốc gia A càng tăng và nguồn cung càng giảm, dẫn tới việc tăng giá trị đồng tiền tệ quốc gia A.
– Các nguyên nhân vĩ mô cơ bản: USDX cũng phản ứng với các tin tức, dữ liệu quan trọng như các cặp tiền tệ chuẩn khác.
Ví dụ: Nếu ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có động thái bất ngờ về việc thay đổi tỉ giá, USDX cũng sẽ có tác động đáng kể, tuỳ thuộc vào tỷ trọng của Euro trong thời điểm đó. Hay mỗi khi báo cáo GDP của Mỹ và báo cáo tài chính các quỹ lớn cũng sẽ tác động đến chỉ số này.
Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn!
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook