Trong bài viết này mình sẽ phân tích tình hình thị trường thông qua những chỉ số kinh tế, mối tương quan của lãi suất Fed và S&P 500, đường cong lợi tức,…
Ngoài ra, bài viết cũng nhìn lại dữ liệu quá khứ đồng thời dự báo tương lai thị trường. (đây không phải lời khuyên tài chính).
Nội dung bài viết
Đường cong lợi suất đảo ngược
Đường cong lợi tức so sánh lãi suất công trái phiếu dài hạn với công trái phiếu ngắn hạn. Nếu như đường cong lợi tức đi ngang và đảo chiều có nghĩa là các nhà đầu tư đang lo sợ suy thoái kinh tế, họ mua vào công trái phiếu dài hạn dẫn đến lãi suất dài hạn trở nên thấp hơn lãi suất ngắn hạn. Đây cũng là tín hiệu cho thấy khủng hoảng kinh tế sắp diễn ra, thường sẽ bắt đầu trong khoảng 6 tháng đến 1 năm sau đó.

(hình 1) Hiện tại như mọi người thấy thì đường cong lợi tức đã bị đảo ngược, lãi suất công trái phiếu dài hạn lại thấp hơn lãi suất công trái phiếu ngắn hạn.
Chỉ số spread giữa lãi suất 10 năm và 1 năm
Nhìn vào quá khứ, các cột màu xám biểu thị cho giai đoạn suy thoái kinh tế. Sau khi chỉ số này rơi xuống mức âm, suy thoái kinh tế thường xảy ra sau đó từ 6-12 tháng.
Nhìn vào quá khứ
Khi nào bắt đầu suy thoái? -> khoảng sau 6 tháng đến 1 năm kể từ khi giá trị này xuống dưới mức màu đỏ.
Suy thoái sẽ diễn ra trong bao lâu?
Tại thời điểm số (1) như trên hình: 11/2007 sẽ kéo dài tới 7/2009 nghĩa là khoảng từ 1.5-2 năm. Còn tình hình khả quan hơn thì như tháng 1/2001 kéo dài đến 12/2001, nghĩa là khoảng 1 năm. Hoặc khả quan hơn là thời điểm số (2) trên hình, tức là vào năm 2020, suy thoái chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn.
Thời điểm số (3) ở hiện tại:
Hiện tại chúng ta thì đường này đã rơi xuống giá trị -0.294% như hình chụp.
Dự đoán nếu lịch sử lặp lại:
Thời điểm hiện tại là tháng 10 năm 2022, nếu lịch sử lặp lại thì suy thoái sẽ bắt đầu diễn ra từ khoảng tháng 5/2023 năm sau.
Nếu khả quan thì suy thoái sẽ kéo dài 1 năm, nghĩa là tới tháng 5/2024 trùng với đợt BTC halving, còn bi quan thì sẽ kéo dài sang cuối năm 2024 và đầu năm 2025.
Sự tương quan giữa S&P 500 và lãi suất Fed
Lãi suất Fed thường tăng trước khủng hoảng kinh tế, và giảm trong khủng hoảng kinh tế. Khi lãi suất Fed tăng, S&P 500 có xu hướng giảm nhẹ, kèm theo một số nhịp hồi trước khi sập xuống trong suy thoái kinh tế.
Nhìn lại lịch sử:
Thời điểm suy thoái kinh tế, thường cũng xảy ra sau khoảng 6 tháng đến 1 năm sau khi lãi suất Fed đạt đỉnh. Đỉnh cũ của lãi suất fed vào tháng 5/2006 đến tháng 5/2007 là trong vùng 5%. Sau đó đến khoảng cuối năm 2007 thì suy thoái kinh tế, kéo dài đến khoảng cuối năm 2009 (khoảng từ 1.5~2 năm).
Thời điểm hiện tại:
Lãi suất Fed trong tháng 10 này là 3.25%; tháng 11 nếu tăng 0.75, tháng 12 tăng 0.5 thì lãi suất sẽ là 4.5%.
Dự đoán nếu lịch sử lặp lại:
Nếu sang quý 1 năm 2023 Fed tiếp tục tăng lãi suất lên 5%, giả sử như đây đã là đỉnh thì khoảng 6 tháng sau – tức là ~7/2023 sẽ chính thức đi vào suy thoái kinh tế.
Nếu khả quan thì suy thoái kinh tế chỉ diễn ra 1 năm, tức là khoảng tháng 7/2024 (BTC halving là 5/2024), còn nếu bi quan thì suy thoái sẽ kéo dài tới hết năm 2024 thậm chí tới đầu năm 2025.
Sau đó S&P 500 đi lên, thị trường tài chính hồi phục cũng là lúc thị trường crypto đi vào uptrend.
Xét thêm khả năng lãi suất Fed có thể tăng đến bao nhiêu?
Fed thường tăng lãi suất để siết chặt dòng tiền lưu thông, từ đó giúp làm giảm lạm phát.
Vậy thì chúng ta thử nhìn vào lịch sử, để so sánh sự tương quan giữa lãi suất Fed và chỉ số CPI trong quá khứ như thế nào:
Nhìn vào lịch sử, lãi suất fed (cột màu xanh lá) tăng đến cao hơn hoặc bằng lạm phát (cột màu xanh dương). CPI đang ở mức 8.3%, lãi suất 3.25% nghĩa là CPI phải giảm hoặc lãi suất fed phải tăng đến 8% (đây là điều không ai muốn cả).
Việc chúng ta cần làm là theo dõi tiếp tới quý 1 năm 2023, nếu CPI chưa giảm xuống quanh vùng 5% thì nhiều khả năng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong cả quý 1/2023 hoặc thậm chí là quý 2/2023 để kiểm soát được lạm phát (hy vọng điều này ko xảy ra).
Xét thêm giá trị của vàng trong thời điểm suy thoái
Các cột màu xám thể hiện giai đoạn suy thoái kinh tế, cho thấy vàng có xu hướng giảm trong suy thoái kinh tế, ngoại trừ một số năm như 2001, 2020.
Theo góc nhìn cá nhân thì mình thấy vàng đã tạo đỉnh quanh vùng 2,000 ~2,200 đô, khá giống với năm 1980 và 2011. Vùng hỗ trợ mạnh của vàng trước đó là khoảng 1,300 – 1,500 (vùng màu đỏ), vàng đã đi trong vùng này từ năm 2014 đến năm 2019.
Hiện tại giá vàng đang khoảng 1,660 đô, nếu như giá vàng cũng giảm trong đợt suy thoái kinh tế này, nhiều khả năng sẽ về lại vùng này.
—
Dựa trên những dữ liệu lịch sử và dự báo trên, theo bạn chúng ta nên làm gì trong thời gian sắp tới? Đừng quên tham gia cộng đồng defilearn để cùng thảo luận nhé!
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook