Nội dung bài viết
1. Ở thời điểm hiện tại (trước ETH Merge)

Thay đổi nguồn cung ETH mỗi ngày: ETH 1.0 tạo ra khoảng 13000 ETH một ngày từ hoạt động đào ETH của các thợ đào trên mạng lưới. Trên mạng Beacon chain tồn tại song song với ETH 1.0 thì số lượng ETH mới được phát hành nhờ hoạt động xác nhận block của validator là 1600 ETH mỗi ngày.
Lượng phí ETH được đốt đi vào khoảng 1600 ETH mỗi ngày. Tổng hợp các dữ liệu trên có thể tính được lượng cung ETH tăng lên mỗi ngày là 13000 ETH (13000 đào ra mỗi ngày – 1600 phí đốt mỗi ngày + 1600 phát hành mới từ Beacon chain).
Mức lạm phát trong một năm của ETH:
-
Mức lạm phát đến từ thợ đào: thời gian mà thợ đào xác nhận 1 block trên ETH 1.0 là 13,3 giây với 2,08 ETH mới được đào ra. Từ đây có thể tính được có khoảng 13000 ETH được đào ra mỗi ngày và 4,93 triệu ETH được đào ra mỗi năm. Mức lạm phát gây ra do ETH được đào ra mỗi năm = 4,93 triệu ETH được đào ra / 119,3 triệu tổng cung ETH = 4,13%.
-
Mức lạm phát đến từ Validator trên Beacon chain: Mặc dù lượng phí ETH được đốt đã bù trừ với lượng ETH mới được phát hành từ Beacon chain, tuy nhiên chúng ta sẽ tính xem mức độ đóng góp vào lạm phát của ETH mới được tạo ra trên Beacon chain nhé. Các validator trên Beacon chain đang tiến hành xác nhận giao dịch và phát hành ra khoảng 1600 ETH mới ra thị trường. Tổng lượng ETH được phát hành từ Beacon chain trong 1 năm là 584000 ETH, tạo ra mức lạm phát 0,49 % cho ETH.
2. Thời điểm ngay sau khi ETH Merge thành công

Ở thời điểm sau khi ETH Merge thành công, chúng ta sẽ gọi ETH 1.0 là lớp thực hiện (execution) và ETH 2.0 là lớp đồng thuận (consensus). Chức năng của lớp executive (ETH 1.0) lúc này đơn thuần là lưu trữ dữ liệu, lưu trữ hợp đồng thông minh và các quy tắc hệ thống.
Chức năng của lớp thứ consensus (Beacon chain) là đảm bảo vấn đề mở rộng, đồng thuận và tuân thủ các quy tắc trên lớp executive.
Lúc này, ETH 1.0 đã được chuyển vào trong Beacon chain và trở thành 1 phân đoạn trong 64 phân đoạn. Tất cả các hoạt động đào trên hệ thống PoW của ETH 1.0 sẽ bị vô hiệu hóa dần và nhanh chóng kết thúc để hoàn toàn sử dụng PoS của Beacon chain nhờ cơ chế difficulty bomb.
Vì thế lượng ETH được đào ra mới mỗi năm trên PoW sẽ được tính bằng 0 và mức lạm phát tạo ra từ các ETH được xác nhận bởi thợ đào sẽ giảm từ 4,13% về 0.
Việc update ETH từ hệ thống PoW sang PoS đóng vai trò chiến lược trong việc ứng dụng công nghệ Sharding. Trong sharding, dữ liệu bị cắt nhỏ ra làm nhiều phân đoạn (shard) để tối ưu hóa tốc độ xử lý. Thay vì tất cả thợ đào cùng xác nhận một khối thông tin khổng lồ thì giờ đây một phân đoạn thông tin sẽ được đảm nhận bởi các validator.
Nếu sharding được áp dụng đối với thợ đào thì sẽ vô cùng nguy hiểm vì thợ đào có quyền được chọn shard để xác nhận. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro bảo mật vì thợ đào có thể thao túng shard nhờ hiểu được các quy tắc của shard được đào thường xuyên hoạt động thế nào.
Trong trường hợp của validator, các validator sẽ được chọn ngẫu nhiên cho một shard, vì thế các validator sẽ không biết trước được về shard. Từ đó giảm thiểu được rủi ro bảo mật. Đó là ví do vì sao khi áp dụng sharding thì cần đổi hệ thống thợ đào trên PoW thành hệ thống validator trên PoS.
3. Chặng đường của ETH sau khi ETH Merge thành công

-
Khi hệ thống PoW hoàn toàn được chuyển thành PoS. Các validator sẽ thay thế hoàn toàn miner trong việc xác thực giao dịch. Phần thưởng mà validator nhận được từ phí giao dịch và một phần từ lượng ETH được phát hành (minted) từ quá trình xác nhận block sẽ ít hơn so với phần thưởng mà thợ đào nhận được trên cơ chế PoW vì validator không tốn phí duy trì máy đào như thợ đào.
-
Các validator sẽ tiếp tục xác nhận giao dịch trên Beacon chain và các miner sẽ dần ít đi nhờ vào cơ chế difficulty bomb giúp loại thải dần các thợ đào không chịu từ bỏ việc đào ETH sau the Merge. Phần thưởng xác nhận giao dịch của các validator sẽ chỉ bao gồm phí giao dịch và phần ETH còn lại sẽ được khóa lại đến khi phiên bản upgrade Shanghai được hoàn thành.
-
Khi phiên bản Shanghai được hoàn thành, các validator có quyền rút phân lãi ra và giữ phần vốn đã lock trong hệ thống là 32 ETH để tiếp tục giữ vai trò Validator. Số lượng Validator muốn rút toàn bộ 32 ETH đang khóa trong Beacon chain và phần lãi sẽ được hạn chế tối đa. Chỉ có 6 validator được từ bỏ nhiệm vụ và rút toàn bộ ETH ra khỏi mạng lưới trong thời gian 6,4 phút. Hiện tại đang có khoảng 13 triệu ETH được stake trong mạng lưới Beacon chain và cơ chế trên giúp đảm bảo không có quá nhiều ETH đang được stake bị rút ra.
-
Khi tốc độ và phí giao dịch của ETH được cải thiện nhờ áp dụng sharding thì các dApp và người dùng trên ETH sẽ bắt đầu nở rộ, kéo theo gia tăng giao dịch và nhu cầu xác thực giao dịch tăng cao. Số lượng phân đoạn của ETH được dự đoán sẽ tăng lên đến 1024 phân đoạn và sẽ cần nhiều validator để tham gia xác nhận. Số lượng ETH được lock vào mạng lưới từ các validator sẽ nhanh chóng tăng trong thời gian tới và làm giảm nguồn cung của ETH.
-
Khác với thợ đào, validator cần stake một lượng ETH vào hệ thống để được xác nhận giao dịch. Nếu một validator có hành vi tấn công hệ thống thì sẽ bị trừng phạt bằng việc hủy ngay các ETH đang được khóa trong hệ thống. Đây là một yếu tố giúp răn đe và giảm rủi ro bảo mật trên PoS.
Dựa vào các dữ liệu so sánh trên, chúng ta có thể thấy rằng nguồn cung của ETH sau khi ETH Merge thành công và trong quá trình phát triển lâu dài về sau sẽ có xu hướng giảm mạnh.
-
Dữ liệu bị chia nhỏ ra từng shard sẽ giúp cho validator dễ chiếm quyền hệ thống hơn so với việc phải tạo ra 51% sức mạnh xác nhận giao dịch trong trường hợp của thợ đào.
-
Ở giai đoạn đầu của sharding thì các shard chưa giao tiếp được với nhau nhờ Cross-shard, vì thế, nếu có vấn đề tấn công 1 hoặc vài shard thì sẽ khó phát hiện hơn. Trong trường hợp của thợ đào, tất cả các thợ đào đều phải tải toàn bộ thông tin giao dịch và lưu trữ để xác nhận. Vì thế sẽ nắm một thông tin chung và khi có rủi ro bảo mật xảy ra thì sẽ dễ phát hiện hơn.
-
Cross-shard là công nghệ rất nhạy cảm và phức tạp cần mất nhiều thời gian để cũng cố. Cơ chế Cross-shard trên ETH sẽ được xây dựng dựa trên hệ thống hóa đơn (receipt) của các giao dịch.
-
Đối với hệ thống ETH 1.0. Các thợ đào đôi khi sẽ cùng xác nhận một chuỗi giao dịch giống nhau, tạo ra các chuỗi block giống nhau. Khi đó, block dài nhất sẽ được giữ lại và block ngắn hơn sẽ bị cô lập và gọi là fork. Trong trường hợp của shard trên PoS, sẽ có trường hợp nhiều validator trong 1 shard cùng xác nhận một chuỗi giao dịch giống nhau và tạo ra chuỗi fork bị cô lập. Nhưng các shard khác sẽ không biết chuỗi fork đó bị cô lập và có thể giao tiếp với chuỗi block đó.
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook