
Hiện nay, có nhiều giải pháp layer 2 đang được sử dụng nhằm cải thiện khả năng mở rộng của các blockchain layer 1 như Ethereum. Các giải pháp hiện hữu bao gồm sidechain, Optimism Rollup và zk Rollup. Tuy nhiên, với tiềm năng phát triển của hệ sinh thái tiền điện tử, các giải pháp trên vẫn có nguy cơ quá tải trong tương lai.
Đứng trước thực trạng đó, Vitalik Buterin và Starware đều đưa ra một khái niệm mới về layer 3. Và Opside Network là một trong những dự án đang phát triển theo hướng này!
Nội dung bài viết
Opside Network là gì?
Các dự án layer 2 sử dụng công nghệ Rollup hiện cũng tồn tại một số khuyết điểm. Rollup lưu trữ dữ liệu dưới dạng nén và xác minh trạng thái của giao dịch trên layer 1. Vì vậy, hiệu suất xử lý giao dịch của chúng vẫn có thể bị giới hạn ở TPS tối đa của layer 1. Mỗi lần cuộn dữ liệu để xử lý trên layer 1 cũng yêu cầu phí gas để xác minh tính khả dụng của dữ liệu. Chính những điều này phần nào hạn chế bớt khả năng xử lý giao dịch của công nghệ Rollup.

Opside Network sử dụng cấu trúc ba lớp khác nhau để chạy ứng dụng. Layer 2 là một sidechain và được kết nối với layer 1, hay còn gọi là lớp cơ sở. Tiếp theo đó, sidechain sẽ tương tác với layer 3, sử dụng công nghệ Rollup. Dựa trên cầu trúc này, khả năng mở rộng sẽ được cải thiện đáng kể và giúp các ứng dụng thân thiện hơn với môi trường.
Ưu nhược điểm
Một lợi thế của Opside Network là mạng này chỉ cần thanh toán phí gas layer 1 cho các lần chuyển token giữa layer 1 và layer 2, thay vì trả phí gas cho mọi giao dịch trên layer 2 như công nghệ cũ. Ưu điểm này giúp các ứng dụng thông lượng cao có thể tiết kiệm được nhiều chi phí.
Tuy nhiên, việc sử dụng cấu trúc 3 lớp khiến tính bảo mật ở layer 2 không cao như layer 3. So với các lớp cơ sở của StarkNet, layer 2 sử dụng sidechain không thể kế thừa tính bảo mật của layer 1, nhưng nó lại có thể tăng tính khả dụng của dữ liệu cho layer 3. Ngoài ra, layer 2 dựa trên sidechain cũng có thể tạo môi trường thực thi trên layer 2, giúp kích hoạt nhiều tính năng khác trong tương lai.
Hướng dẫn làm testnet Opside Network
Các dự án dẫn đầu layer 1 và layer 2 thường airdrop cho người dùng và hệ sinh thái “rất khủng”. Vì vậy, chúng ta có thể mong chờ airdrop từ việc làm testnet Opside Network, một trong những dự án layer 3 đầu tiên. Để làm testnet, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Add mạng Opside Network testnet

Để add mạng này, bạn có thể truy cập vào https://chainlist.org/, tìm Opside và ấn “Add to MetaMask” hoặc bạn có thể add mạng thủ công với các thông số như sau:
- Network Name: Opside Testnet
- New RPC URL: https://testrpc.opside.network/
- Chain ID: 23118
- Currency Symbol: IDE
- Block Explorer URL: https://opside.info/
Bước 2: Faucet ETH SePolia
Để thực hiện airdrop, bạn cần chuẩn bị một ít ETH mạng SePolia. Bạn có thể claim ETH testnet từ các trang web sau:
Mỗi link sẽ claim được 0.1 ETH/1 lần. Bạn chỉ cần 0.1 ETH là đủ để làm airdrop.
Bước 3: Faucet testnet token
Bạn tiếp tục truy cập vào https://faucet-testnet.opside.network/ để claim token testnet. Lưu ý: token testnet chỉ được claim mỗi 24h/ 1 ví/ 1 IP. Vì vậy, đối với những bạn làm nhiều ví, Defilearn kiến nghị sử dụng VPN cho công đoạn này.
Bước 4: Bridge token

Để chuyển token từ SePolia sang Opside Network, bạn truy cập vào https://bridge-testnet.opside.network/ , tiến hành kết nối ví, chọn số token cần gửi và xác nhận giao dịch. Vì là testnet, nên bạn cần tương tác càng nhiều giao dịch càng tốt.
Bước 5: Staking bằng cách ủy quyền token IDE cho node

Bước cuối cùng, bạn truy cập vào https://staking-testnet.opside.network/ , lựa chọn bất kỳ người ủy quyền nào, ấn “Delegate”, nhập số lượng token IDE và xác nhận. Vậy là đã hoàn thành các công đoạn của testnet.
Chúc các bạn may mắn!
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook