Thị trường ngày 08/05 ghi nhận dữ liệu khá đặc biệt. Cùng mình tiếp tục cập nhật BTC ngắn hạn dựa theo tình hình thị trường Future nhé.

Nhìn vào chỉ số Future Volume bạn sẽ thấy thời điểm BTC sập từ 35k4 xuống 33k8 thì các future trader tích cực mở lệnh đẩy giá trị của chỉ số này lên 38 tỷ đô, tức là tăng hơn gấp đôi trong chỉ 1 ngày. (Hình 1)

Tiếp theo, bạn sẽ thấy được mức độ thanh lý và sự sợ hãi của thị trường Future được phản ánh qua chỉ số Open Interest ở cột giá trị cuối cùng bên tay phải chỉ với 9,4 tỷ đô, tức là thấp hơn ngày hôm trước 500 triệu đô và thấp nhất trong vòng 1 tháng qua (Hình 2). Tức là mặc dù trong ngày lượng Volume giao dịch thị trường Future tăng cao, nhưng cuối ngày chỉ ghi nhận một lượng nhỏ lệnh Future còn được mở sau khi đã trừ đi số lượng lệnh bị thanh lý và các lệnh được trader đóng thủ công. Chứng tỏ sàn đã thanh lý cực mạnh và làm nguội hẳn sân chơi Future.


Để xem mức độ và tỷ lệ thanh lý, cùng check 2 dữ liệu sau. Trong đợt giảm mạnh của BTC ngày 08/05, chỉ số Long Liquidation Dorminance cho thấy có đến 90% lệnh bị thanh lý là lệnh Long (Hình 3) và dữ liệu Coinglass cho thấy khoảng 215 triệu đô vị thế long đã bị thanh lý. (Hình 4)
Từ các phân tích trên có thể kết luận thị trường Future ngày 08/05 cực kỳ sôi động và đã nguội hẳn sau đợt thanh lý gần 270 triệu đô với lệnh long bị thanh lý chiếm 90%.

Điều cần lưu ý vào ngày 08/05 là chỉ số Funding Rate sau khi trải qua đợt sập mạnh của BTC nhưng cuối ngày vẫn ghi nhận số lượng lệnh long tăng đáng kể so với lệnh short. (Hình 5)
Như mình đã từng phân tích, chỉ số Funding Rate sẽ tăng mạnh nhờ 2 yếu tố: 1 là số lượng lệnh short bị thanh lý mạnh, 2 là số lượng lệnh long được mở ra nhiều do FOMO. Vì thế Funding Rate thường tăng sau khi BTC tăng mạnh gây thanh lý lệnh short và lệnh long mới mở ra do FOMO. Ngày 08/05 lại xảy ra trường hợp hoàn toàn trái ngược khi mà Funding Rate lại tăng sau đợt giảm mạnh của BTC kèm theo hầu hết các lệnh bị thanh lý là lệnh long. Có nghĩa là sau đợt thanh lý lệnh long thì thị trường cuối ngày vẫn còn rất nhiều lệnh long được mở ra.
Các bạn thấy đấy, Future Trader cũng bắt đáy, họ long liên tục khi BTC về vùng giá thấp. Và đó cũng là lý do vì sao BTC sẽ sideway, pump dump liên tục để thanh lý bớt các lệnh long.

Một số bạn nói rằng việc BTC tạo ra sốc nguồn cung mà không tăng giá thể hiện dấu hiệu xấu của thị trường bước vào mùa Downtrend. Tuy nhiên mình có từng đề cập BTC sốc nguồn cung chỉ là điều kiện cần để uptrend xảy ra, còn điều kiện đủ chính là Real Volume phải tăng cao. Hiện tại Volume ghi nhận chỉ có $3,48B (Hình 6)
Các bạn hãy tìm hiểu về thanh khoản để hiểu hơn về cách cá voi gom hàng trong lúc làm giá BTC. Khi Volume giao dịch nhỏ đồng nghĩa với khả năng mua hay bán 1 món hàng một cách dễ dàng bị giảm đi, tức là thanh khoản thị trường bị giảm. Khi thanh khoản giảm thì giá BTC sẽ biến động lớn. Vậy nếu cá voi muốn gom hàng tiếp, liệu họ có thể gom với số lượng lớn hay không, hay phải dàn trải volume để gom trong thời gian dài. Câu trả lời của mình là trong thời gian đủ dài.
Vì sao thời điểm Fed tăng lãi suất, dòng tiền rút ra khỏi thị trường gây ra thanh khoản thị trường giảm theo mình lại là thời điểm tốt để mua thêm tài sản crypto bạn muốn tích trữ. Vì đó là thời điểm hội tụ 3 yếu tố, yếu tố đầu tiên sẽ là giá cả tốt để gom hàng, yếu tố thứ 2 là BTC dễ biến động lớn để weak hand buông hàng – điều mà cá voi luôn muốn để đì giá tốt hơn, yếu tố 3 chính là một vùng thanh khoản mỏng kèm theo tình trạng sốc nguồn cung BTC lớn thì chỉ cần một lượng volume giao dịch không đáng kể được đưa vào thị trường cũng sẽ làm BTC tăng nhanh và tạo gap. Lý do là BTC khan hiếm ==> dễ tăng giá do sốc cung, thanh khoản càng mỏng (thanh khoản trống) ==> giá BTC càng tăng mạnh và dễ tạo gap chỉ với áp lực mua nhỏ, các vùng giá BTC tăng sẽ không có xu hướng quay lại vì thanh khoản mỏng thì giá không tuân theo luật thanh khoản để lấp đầy khoảng trống thanh khoản, yếu tố FOMO sẽ xuất hiện mạnh mẽ nhất khi chỉ số sợ hãi đang cực lớn.
Ngoài ra còn có điều quan trọng đó là dựa theo dữ liệu các đợt tăng của crypto thường xuất hiện trong giai đoạn sau của đợt tăng lãi suất vì đó là thời điểm cá đã gom hàng xong và đẩy giá để đợi chốt lời khi thanh khoản thị trường tăng lại trùng với thời điểm Fed giảm lãi suất. Đây là cách cá voi chốt lời theo thanh khoản.
Một ví dụ về thanh khoản: Khi bạn chơi coin lowcap, giá của nó rất dễ có các đợt tăng nhanh mà không hề có cấu trúc sóng. Các bạn kéo volume ngang sẽ thấy không hề có volume giao dịch nhưng giá chạy rất nhanh. Đó là các vùng thanh khoản trống. Giá sẽ bị biến động lớn, chỉ cần có lực mua nhỏ kèm theo cá voi gỡ các lệnh sell limit phía trên thì giá sẽ tự động tăng rất nhanh. Từ đó các bạn cũng hiểu vì sao những thời điểm bắt đầu tăng giá nhanh nhất của Bitcoin luôn đi kèm với thanh khoản mỏng và BTC sốc cung. Thời điểm cực hưng phấn và đi vào phân phối sẽ rơi vào lúc volume giao dịch tăng vọt và BTC tiếp tục được rút ra khỏi thị trường điên cuồng.
Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn.
Theo dõi Website, Facebook, Youtube của DePocket nhé.
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook