Tổng vốn hóa thị trường đã giảm xuống chỉ còn $895,837,100,988 (coingecko 1/12)
Giá Bitcoin hiện tại đang được giao dịch ở mức $17,144, giảm 75.2% so với mức đỉnh cũ $69,044.
Điểm qua tình hình Onchain Data:
Nội dung bài viết
Realised Price by address. Các nhóm cá mập, cá voi đang tạm thời bị lỗ so với giá thị trường
Chỉ số Realised Price by address: chỉ số này chia các cá mập, cá voi thành từng nhóm theo số lượng Bitcoin mà họ đang lưu trữ. Đồng thời họ cũng tính toán giá Bitcoin mà các địa chỉ ví này thu mua vào, sau đó so sánh với giá trị thị trường của Bicoin, để biết xem liệu các nhóm cá mập/voi này đang có lợi nhuận hay thua lỗ.
Nhìn vào hình dưới (hình 1) chúng ta có thể thấy rằng sau đợt sập của FTX, giá Bitcoin rơi từ vùng 20-21K xuống vùng 16-17K thì hầu hết các nhóm địa chỉ ví kể cả các ví whales đều đang thua lỗ.
-> Nhóm địa chỉ ví Whales đang lưu trữ Bitcoin với giá mua vào trung bình khoảng 25K. Nhóm các địa chỉ ví hold 100-1000 BTC hiện tại có giá mua vào trung bình khoảng 23K. Trong khi đó giá Bitcoin đang được giao dịch ở mức 16-17K (dữ liệu ngày 1/12/2022).
Chỉ duy nhất nhóm các địa chỉ ví lưu trữ 10-100 BTC hiện tại đang có lời với mức thu mua trung bình khoảng 12K/BTC.
Ngay cả với MicroStrategy, một trong số những quỹ lưu trữ nhiều BTC nhất hành tinh, hiện tại cũng đang đu đỉnh BTC với mức giá trung bình ~$30,639/BTC, nắm giữ ~130,000 Bitcoin. Link twitter
Note:
Giá mua thực sự của Bitcoin được tính bằng cách: giá trị thị trường thực sự của Bitcoin/ số lượng Bitcoin đang lưu thông.
Giá trị thị trường thực sự của Bitcoin = Số lượng BTC * giá mua lúc đó của ví A + số lượng BTC * giá mua lúc đó của ví B + ….
Các tính này giúp chúng ta tính được giá trị thực sự của thị trường thông qua số BTC mua vào * giá mua của từng ví lúc đó, thay vì lấy số BTC mua vào * giá trị đang được giao dịch.
Để hiểu hơn về cách tính này, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết tại đây.
Lượng Bitcoin còn trên các sàn gần như “chạm đáy” như mùa downtrend năm 2018.
Có lẽ một phần ảnh hưởng của đợt FTX “dối trá” người dùng về số lượng BTC mà họ đang nắm giữ, làn sóng rút BTC ra khỏi sàn hết sức mạnh mẽ, đã khiến lượng BTC trên các sàn giảm xuống đột ngột, xấp xỉ như trong mùa downtrend năm 2018-2019.
Accumulation trend score cho thấy sự thay đổi trong hành vi từ phân phối thành tích lũy BTC.
Ở chỉ số Realised Price by Address (hình 1), chúng ta thấy gần như trong 4.5 tháng qua, giá BTC được giao dịch với mức thấp hơn mà nhóm các địa chỉ ví cá mập/voi mua vào. Hành vi của các nhóm cá voi từ cũng có sự thay đổi từ phân phối thành tích lũy với đường accumulation trend score trở nên tím đậm hơn.
Thời điểm các địa chỉ ví thay đổi hành vi phân phối -> tích lũy gần như trùng khớp với những sự kiện lớn xảy ra trong thị trường, ví dụ như:
- Tháng 11-12/2018: thị trường giảm mạnh 50%
- Tháng 3/2020: Lo ngại về dịch bênh Covid, không chỉ riêng crypto mà thị trường tài chính cũng sell-off.
- Tháng 5/2022: Luna sụp đổ
- Tháng 6/2022: khi giá BTC lần đầu tiên xuống dưới $20K
- Tháng 11-12/2022: FTX sụp đổ
Chỉ số accumulation trend score cho biết sự thay đổi số dư tương đối của các NDT trong vòng 30 ngày qua, với thang đo thể hiện quy mô và xu hướng thay đổi số dư:
Giá Giá trị màu càng tím đậm 🟣 cho thấy BTC đang có xu hướng được tích lũy
Giá trị màu vàng 🟡 càng nhạt dần cho thấy BTC đang có xu hướng được phân phối (bán ra)
Source: Glassnode
Số lượng ví hold <1 BTC tăng đột biến trong đợt FTX sập vừa qua
Có thể thấy theo tình hình onchain data thì Bitcoin vẫn đang được mua vào và rút ra khỏi sàn, tương tự như mùa downtrend của năm 2018. Trong những đợt sập như Luna, FTX, nhiều địa chỉ ví vẫn mua vào BTC và hiện tại họ đang bị lỗ so với giá BTC đang được giao dịch, cũng tương tự như mùa downtrend năm 2018.
Tiếp theo chúng ta sẽ xét nhanh một số thông tin liên quan đến thị trường tài chính nói chung:
Thị trường tài chính nói chung
- Lãi suất Fed có thể sẽ tăng ít lại vào tháng 12 này – theo bài phát biểu của chủ tịch Fed Jerome Powell. Theo đó, lãi suất Fed hiện tại đang ở mức 3.75% – 4%, nhiều khả năng sẽ tăng lên 4.25%- 4.5% (0.5 điểm). Hiện tại có 79.4% các nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ tăng 0.5 điểm (theo CME). Sau tin tức đó, thị trường tài chính đã có sự hồi phục.
- Core CPI (chỉ số lạm phát lạm phát không tính giá lương thực và xăng dầu) hiện tại là 6.3%, lãi suất Fed 3.75%-4%. Tuy vẫn còn khoảng cách, nhưng cũng đã rất gần để Fed đạt được mục tiêu lạm phát lõi giảm gần bằng hoặc thấp hơn lãi suất.
- Chỉ số DXY sau khi chạm vùng đỉnh 112-120 đã có sự sụt giảm xuống mức 105 (cập nhập 1/12). Trước đó defilearn đã đề cập DXY sẽ điều chỉnh giảm khi chạm vùng đỉnh này, và đây cũng là thời điểm thị trường tài chính có sự hồi phục trước khi đi vào đỉnh điểm của suy thoái kinh tế. Xem lại bài viết cũ tại đây
- Đường cong lợi suất đảo ngược: hiện tại khoảng cách giữa lãi suất kỳ hạn 10 năm – 1 năm đang là -1.149%, nếu như lịch sử lặp lại thì 6 tháng sau sẽ là thời điểm trầm trọng của suy thoái kinh tế (hình dưới – cột màu xám). Bạn có thể xem lại bài phân tích cũ tại đây.
Lời Kết
Quãng đường tăng lãi suất của Fed để đạt được mục tiêu core CPI ~ lãi suất hiện tại đã đi dần đến đoạn cuối, sắp tới khi core CPI ~ lãi suất. Theo dữ liệu quá khứ, nhiều khả năng Fed sẽ giảm lãi suất, và khi đó sẽ là nhịp hồi nhẹ của thị trường tài chính trước khi đi vào đỉnh điểm của suy thoái kinh tế sáu tháng sau đó(nếu như lịch sử lặp lại).
Liệu thị trường crypto có đi chung một nhịp với thị trường tài chính? Tuy các dữ liệu onchain đã cho thấy những dấu hiệu trùng khớp với đáy của mùa downtrend năm 2018-2019, nhưng ở thời điểm hiện tại chúng ta đang đối mặt với hệ lụy của Luna, FTX, nhiều công ty như genesis, DCG vẫn còn đang phải huy động thêm vốn để giải quyết bài toán thanh khoản, đối mặt với rủi ro giải thể. Vì vậy có thể Crypto sẽ đi chung một nhịp với thị trường tài chính, nhưng cũng có thể sẽ sụt giảm nghiêm trọng hơn nếu như chuỗi domino sụp đổ tiếp diễn nặng nề hơn trong thị trường.
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook