Tuần qua giá Bitcoin đã giảm xuống mức dưới $20,000. Sau bài phát biểu của Fed tại hội nghị Jackson Hole, không chỉ riêng thị trường crypto mà thị trường tài chính nói chung đều trải qua một tuần khó khăn với giá cả biến động và đi xuống.
Tình hình onchain tuần qua khá là im ắng với real vol tiếp tục duy trì ở mức thấp, không có quá nhiều lệnh future trên sàn hay lượng BTC được đẩy lên/rút ra khỏi sàn.
Tuy nhiên trong lúc thị trường đang ảm đạm thì những chỉ số onchain dài hạn lại cho thấy BTC đang ở vùng đáy trong lịch sử.
Nội dung bài viết
Các chỉ số onchain dài hạn
Cả 3 chỉ số sau đều cho thấy Bitcoin đang ở vùng đáy dài hạn, giai đoạn thị trường ảm đạm và nhiều giao dịch đến từ những ví hold BTC lâu năm hoặc các giao dịch BTC đều đang bị lỗ:
1. Chỉ số CDD Monthly / Yearly and MVRV in Aggregate Loss trong lịch sử năm 2012, 2015-2016, 2019, 2020 đã chính xác khi đo điều kiện MVRV < 1 đồng thời CDD monthly/ CDD yearly > 1 (giá trị thị trường của BTC đang thấp hơn vốn hóa thực đồng thời các BTC đang nắm giữ trong thời gian dài bắt đầu di chuyển), khi điều kiện này xảy ra sẽ xuất hiện cột màu xanh lá tương ứng với vùng đáy dài hạn của Bitcoin trước khi thị trường hồi phục và dần đi vào uptrend. (hình 1)
2. Chỉ số MVRV Z-Score 4yr Rolling trong lịch sử năm 2015, 2019, 2020 cũng cho thấy điều tương tự, khi chỉ số này rơi vào vùng âm dưới -1 cho thấy Bitcoin đang đi vào vùng quá bán với màu cột màu xanh dương hiển thị trên biểu đồ. (hình 2)
3. Chỉ số Realised Profit and Loss USD Volumes, chỉ số này đo lường mức lời/lỗ thực của những giao dịch Bitcoin. Nếu như năm 2021 khi thị trường uptrend, đa phần các BTC giao dịch đều có lời (cột màu xanh) thì hiện tại đa phần các BTC giao dịch đang bị lỗ (cột màu đỏ), cho thấy các trader đang cắt lỗ BTC quanh vùng 20K.
Bạn có thể xem chi tiết một số chỉ số onchain dài hạn



Tình hình Real-Vol và Exchange Netflow
Thanh khoản tuần qua không có nhiều biến động, real-vol vẫn tiếp tục giao động từ 3-5 tỷ đô một ngày. (hình 1)
Total Exchange Netflow cho thấy Bitcoin và Eth tiếp tục được rút ra khỏi sàn, tuy số lượng tuần qua không quá nhiều. (hình 2)
Tính từ đầu năm tới hiện tại, lượng Eth được rút ra khỏi sàn thực sự đáng kể, cao hơn rất nhiều so với lượng Eth được nạp lên sàn. (hình 3)
Tình hình gom hàng của các quỹ lớn
Tuần vừa qua các quỹ lớn đã thoát hàng $27 triệu đô, đánh dấu tuần thứ 3 liên tiếp rút dòng tiền ra khỏi thị trường, nâng tổng giá trị tiền thoát khỏi thị trường lên $46 triệu đô. Trước đó các quỹ lớn đã có 6 tuần liên tiếp gom hàng với mức tổng khoảng 529Tr đô.
Trong đó số Bitcoin được bán ra trị giá 28.7 Tr đô, trong khi Eth chỉ chiếm 0.9Tr đô.
Nước bán ra nhiều nhất là nước Mỹ, kế đến là Thụy Điển và Đức.
Tình hình future tuần qua
Tình hình future tuần qua cho thấy funding rate nghiêng hẳn về phe short với mức phí qua đêm đạt đến -0.07%.
Bên cạnh đó vào ngày 26/8 đã có 288 Triệu đô lệnh long bị thanh lý, trong khi lệnh short bị thanh lý là 79Tr đô. Cũng trong ngày 26/8 số lệnh future mở qua đêm đã tăng lên hơn 45 Tỷ đô, sau đó đã bị thanh lý và giảm xuống còn 22,6 Tỷ đô.
Điều tương tự cũng được xảy ra trước đó, vào ngày 19/8 ngay khi khối lượng lệnh future mở qua đêm tăng lên 47 tỷ đô, dường như các sàn đã có động thái can thiệp khi ngay sau đó có hơn 562Tr lệnh long bị thanh lý cùng ngày.
Hiện tại BTC vẫn đang giao dịch với lượng real-vol rất thấp, nên giá sẽ dễ bị can thiệp và điều khiển, đặc biệt khi lệnh future được mở quá nhiều. Nếu bạn trade future nên cẩn thận và theo dõi tình hình onchain để có những động thái phải ứng kịp thời.
Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không phải lời khuyên đầu tư.
Với những số liệu tuần qua, bạn có nhận xét gì về tình hình onchain data? Đừng quên tham gia cộng đồng defilearn để cùng thảo luận nhé.
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook