
Chắc hẳn các bạn không còn xa lạ gì về peg hay depeg, một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến kể từ khi sự kiện “phốt Luna” xảy ra. Nhưng không phải ai cũng hiểu được định nghĩa về peg, đặc biệt là những người mới tham gia vào thị trường tiền điện tử. Vậy peg là gì? Và điều gì xảy ra khi một đồng tiền điện tử mất peg? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Peg là gì?
Thuật ngữ peg thường được sử dụng khi một loại tiền điện tử có giá trị gắn với một phương tiện trao đổi khác, thường là USD theo tỷ lệ 1:1. Giá trị của đồng tiền điện tử khi này sẽ biến động theo cùng một hướng và cùng mức độ với loại tiền tệ mà nó được peg.
Hầu hết các đồng stable coin đều được peg dựa trên giá trị của USD, vì đây là một đồng tiền chung được sử dụng để giao dịch rộng rãi trên toàn cầu. Một số stable coin có thể kể đến như USDT, UST, USDC, DAI,… Chúng đều được peg theo tỉ lệ 1:1 so với USD. Ngoài ra, tiền điện tử trên lý thuyết cũng có thể được peg với các loại tài sản khác như vàng hoặc tiền tệ của các quốc gia khác.
Thị trường tiền điện tử nổi tiếng bởi sự biến động rất lớn. Những đồng coin top, như Bitcoin và Ethereum, hay coin tép đều trải qua những đợt sụt giảm nghiêm trọng kể từ khi lập đỉnh vào tháng 11 năm 2021. Vì vậy, việc tiền điện tử được thiết kế để peg vào một tài sản ổn định hơn giúp nó giữ được giá trị và tránh các tác động tiêu cực cho bất kỳ ai đang nắm giữ những đồng tiền này.
Điều gì xảy ra khi một đồng coin mất peg?
Để giữ giá trị, các đồng stable coin thường sử dụng tài sản thế chấp, có thể là đồng fiat, tiền điện tử hoặc tài sản khác, để ổn định giá trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do bị bán tháo với số lượng lớn, các stable coin có thể giảm giá so với giá trị mà nó được peg. Đó gọi là hiện tượng depeg hoặc mất peg.
Depeg có thể kích hoạt một phản ứng dây chuyền. Đầu tiên, các quỹ đầu tư lớn sẽ bắt đầu thanh lý coin để thu hồi vốn. Tiếp theo, các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ trở nên hoảng loạn và bắt đầu bán tháo, dẫn đến đồng coin sẽ mất peg trầm trọng hơn. Cuối cùng, các nhà phát triển sẽ bắt đầu thanh lý tài sản thế chấp để duy trì giá trị của đồng coin đã được peg. Nếu tài sản không thể hoặc không đủ để thanh lý, đồng coin đó sẽ mất dần giá trị tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự cố. Ngoài ra, việc depeg của các stable coin có thể kích hoạt hiệu ứng domino, khiến cả thị trường đi xuống.
Một số trường hợp mất peg kinh điển
TerraUSD – UST

UST là một stable coin thuật toán, có giá trị được peg với USD theo tỉ lệ 1:1. Terra dự trữ một số lượng đồng LUNA nhất định như tài sản thế chấp cho đồng UST. Khi UST vượt giá 1 USD, giao thức Terra thuyến khích burn LUNA để mint UST và ngược lại. Nhờ đó duy trì được sự ổn định của giá UST.
Tuy nhiên, khởi đầu cho sự sụp đổ của UST bắt nguồn từ một đợt bán tháo của cá voi với giá trị lên đến 285 triệu USD vào ngày 7 và 8 tháng 5 năm 2022 khiến giá UST giảm xuống còn 0,98$. Ngay sau đó, sự kiện này đã kích hoạt hàng loạt lệnh rút tiền ra khỏi các nền tảng DeFi và bán tháo đồng UST trên cả thị trường do sự hoảng loạn của các nhà đầu tư. Mặc dù Terra đã liên tục mint LUNA để cứu giá UST, nhưng cũng chính cơ chế này đã giết chết dự án Terra. Giá UST và LUNA hiện tại đã mất hơn 99,9% giá trị, lần lượt đạt 0,007$ và 0,000058$ tại thời điểm bài viết này.
Đọc thêm: CO-FOUNDER DO KWON VÀ CÁC SÀN Ở HÀN QUỐC BỊ TRIỆU TẬP TẠI QUỐC HỘI HÀN QUỐC
stETH
stETH là một token được peg với ETH theo tỉ lệ 1:1 và sử dụng trên nền tảng Lido. Khi người dùng stake ETH, đồng stETH sẽ được mint và trả như lãi suất. Khi stETH được đổi ra ETH, nó sẽ bị burn khỏi cung lưu hành.
Celsius là một công ty cho vay tiền điện tử và là một trong những khách hàng chính của Lido. Công ty này cho phép người dùng stake stETH để nhận lãi suất 18% một năm. Sự cố xảy ra khi có 2 ví rút tiền với số lượng 54.103 ETH mỗi ví vào ngày 8 tháng 6, khiến giá của stETH giảm xuống còn 0,97 ETH.

Sau đó, quỹ đầu tư Alameda Research đã bán tất cả stETH của họ ra ETH trên 2 pool là Lido và AAVE. Các nhà đầu tư khác, bao gồm Amber Group, cũng đã swap 83k stETH để bảo toàn tài sản. Điều đó dẫn đến hiệu ứng domino xảy ra trên các dự án DeFi khác.
Vào ngày 13 tháng 6, Celsius thông báo tạm dừng chức năng rút tiền, swap và chuyển tiền giữa các tài khoản. Celsius không còn đủ thanh khoản sau khi sự cố depeg vì nhiều nhà đầu tư đã liên tục swap stETH sang ETH. Hiện Celsius chỉ còn nắm giữ 27% ETH, tương ứng với khả năng thanh khoản gần 26k ETH. 73% còn lại hiện không thể rút ra, bao gồm 44% stETH VÀ 29% ETH2 staking.
USDD
USDD là một stable coin thuật toán của dự án TRON, với cơ chế hoạt động tương tự như UST. TRX và USDD sẽ được mint hoặc burn qua lại với tỷ lệ là 30%. Thị trường tiền điện tử tương đối bất ổn trong những ngày gần đây, cộng thêm việc stETH bị depeg đã gây ảnh hưởng đến đồng USDD. Vào ngày 13 tháng 6, USDD đã bị bán tháo khiến đồng coin này mất peg với giá 0,977 USD so với những ngày trước đó.

Tình hình ngày càng tồi tệ hơn khi giá USDD không có dấu hiệu hồi phục và tiếp tục giảm xuống 0,956 USD vào ngày 15 tháng 6 (theo CoinMarketCap). Vì vậy, Tron DAO đã phải hành động bằng cách bơm vào thị trường 700 triệu USDC, giúp giá USDD hồi phục lại vùng 0,99 USD. Tuy nhiên, vụ việc này cũng khiến đồng TRX bị ảnh hưởng nghiêm trọng và giảm giá đến 16% so với thời điểm trước khi USDD depeg diễn ra.
Kết luận
Peg là một cơ chế ổn định giá được sử dụng phổ biến và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho holder cũng như trader. Tuy nhiên, việc một đồng coin lớn mất peg có thể tiềm ẩn nhiều rủi liên quan đến việc thất thoát tài sản, mất uy tín cũng như lan truyền hiệu ứng domino ra cả thị trường tiền điện tử.
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook