Để đánh giá hành vi của thị trường, chúng ta nên tập trung phân tích hành vi của các holder dài hạn vì các quỹ lớn và cá voi thường là những nhà đầu tư dài hạn từ 1 đến 2 năm trở lên.
Các ví hold ngắn hạn thường thể hiện số liệu thay đổi theo ngày với biên độ lớn và gây biến động tâm lý kèm theo đó nhiễu thông tin. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau phân tích dữ liệu On-chain nhé.
Nội dung bài viết
Đánh giá mức độ giữ hàng của holder dài hạn

Hình 1: Dựa vào chỉ số SVAB có thể thấy rằng volume giao dịch Bitcoin đến từ các ví dài hạn (màu đậm hơn được ký hiệu trong các ô vuông màu xanh lá cây) đang có xu hướng nhỏ dần. Từ đó, có thể suy ra rằng các holder dài hạn đang tiếp tục giữ BTC rất chặt mà không có ý định bán tháo vào thời điểm này.

Hình 2: Để đánh giá mức độ giữ hàng của các ví dài hạn, mình sẽ đánh giá thêm chỉ số CDD. Việc đánh giá volume giao dịch trên thị trường dựa vào volume mà sàn và các nền tảng cung cấp sẽ không chính xác vì hiệu ứng wash trade (làm tăng volume giao dịch bằng cách di chuyển liên tục một số lượng lớn BTC trên sàn từ ví này sang ví khác).
Nhìn vào CDD, các bạn sẽ thấy rằng độ biến động của CDD liên tục giảm dần đều, chứng tỏ các BTC được nắm giữ trong thời gian lâu dài đang bắt đầu ít di chuyển dần. Điều này thể hiện rằng các holder dài hạn đang nắm giữ BTC mà không có ý định bán đi.
Đánh giá mức độ gom hàng của các holder dài hạn

Hình 3: chỉ số Realized Cap Hodl Wave cho thấy rằng vùng số 1 màu vàng đại diện cho các BTC được nắm giữ từ 1 đến 2 năm liên tục lớn dần không ngừng nghỉ.
Tương tự, vùng số 2 đại diện cho các BTC được nắm giữ từ 6-12 tháng cũng bắt đầu lớn dần. Vùng số 3 đại diện cho các BTC được nắm giữ từ 3 đến 6 tháng đang có dấu hiệu thu hẹp dần và điều tương tự đang xảy ra với các vùng nắm giữ BTC ngắn hạn bên dưới vùng số 3.
Từ các dữ liệu này, có thể thấy rằng holder trung hạn từ 6-12 tháng và dài hạn từ 1-2 năm trở lên đang tích cực tích lũy nhiều BTC hơn trong khi các holder ngắn hạn tiếp tục bán tháo đi.

Hình 4: Chỉ số Bitcoin Exchange Netflow 30-day Average cho thấy số lượng BTC được rút ra lấy trung bình trong 30 ngày đều liên tục âm kể từ lúc BTC bắt đầu sập từ 30k về quanh 19k và cho tới hiện tại là quanh 24k.
Điều này chứng tỏ rằng nhìn chung thì số lượng BTC được rút ra khỏi các sàn nhiều hơn so với số lượng được đưa vào các sàn.
Dữ liệu này phần nào chứng tỏ rằng các BTC đang được thu mua và rút về ví liên tục trong thời gian qua thay vì đưa lên sàn và bán tháo.
Một số ý kiến cho rằng các holder có thể bán qua kênh OTC, tuy nhiên các bạn nên nhớ rằng sàn tập trung đang là nơi dồi dào thanh khoản nhất, vì thế hầu hết các BTC sẽ được gom trên sàn tập trung vì mức phí sẽ rẻ hơn, đặc biệt là các cá voi với target gom hàng rất lớn.

Hình 5: Mức độ gom hàng của cá voi tăng rõ khi Nansen tiết lộ chỉ số Stablecoin/Allcoin của các ví cá voi được thu thập chủ yếu từ các địa chỉ ví lớn và cả trên sàn có xu hướng giảm mạnh đột ngột sau ngày 18/06. Đối chiếu với biểu đồ BTCUSDT thì các bạn có thể nhận ra rằng thời điểm này trùng với đáy vừa rồi của BTC quanh vùng giá 19k.
Hầu hết các chỉ số stablecoin được phân tích miễn phí là các stablecoin được thu thập từ sàn nên sẽ không biểu hiện rõ hành vi gom hàng của cá voi. Từ dữ liệu này, có thể kết luận rằng cá voi đã bắt đầu chiến dịch gom hàng mạnh nhất kể từ khi BTC về quanh vùng giá 19k.
Từ các dữ liệu trên có thể thấy rằng các ví dài hạn, đặc biệt là các ví cá voi đã có dấu hiệu tăng rõ rệt trong hoạt động gom hàng và tích cực giữ hàng, nhất là từ thời điểm BTC về quanh vùng giá 19k.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao lượng volume giao dịch tăng đột ngột trong thời gian qua?

Hình 6: Chỉ số Real Volume cho thấy giá trị tăng đột biến trong thời gian qua và gần đây nhất giá trị của Real Volume đã đạt mốc trên 20 tỷ đô Volume giao dịch BTC trong ngày.
Chỉ số Real Volume được cung cấp bởi nền tảng Messari và nền tảng này đã từng công bố rằng 95% thông tin về volume được làm giả nhờ wash trade và chỉ số Real Volume có thể loại bỏ vấn đề này.

Cơ chế loại bỏ Volume bơm thổi của Messari phụ thuộc vào việc Real Volume là dữ liệu được thu thập từ các sàn lớn hiện nay, nên sẽ loại bỏ được việc bơm thổi đến chủ yếu từ các sàn nhỏ Hình 7 (nguồn Messari https://messari.io/report/messari-proprietary-methods).
Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy volume không được bơm thổi trên các sàn lớn vì hầu như các dự án mới đình đám đều có xu hướng launch trên các sàn lớn để thu hút dòng tiền. Vì thế, chỉ số trên Real Volume nên được xem như một chỉ số để tham khảo.

Vào ngày 13/08 thì chỉ số Real Volume Hình 6 đạt được giá trị là 21 tỷ đô. Đối chiếu với dữ liệu SVAB Hình 8 có thể thấy rằng vào ngày 13/08 thì có thể thấy rằng có đến 96% giao dịch đến từ các BTC được nắm giữ ngắn hạn từ 1h đến 24h (vùng màu cam và màu vàng).
Trong khi đó, các BTC được nắm giữ dài hạn không hề có biểu hiện của sự giao dịch (các vùng đậm màu hơn bên dưới). Từ đó có thể suy ra rằng, giả sử 100% Real Volume là volume thật (không bơm thổi), thì volume giao dịch chủ yếu đến từ 2 nguồn chính: các BTC được mua và bán với số lượng lớn (1) từ các ví ngắn hạn, (2) Các BTC bị bán do thanh lý từ thị trường future.

Phân tích nguồn (1): Dựa vào Hình 4 có thể thấy rằng hầu hết các BTC được rút liên tục từ tất cả các sàn trong thời gian vừa qua, đặc biệt là vào thời điểm quanh 18/06 khi mà các voi gom hàng mạnh mẽ nhất.
Ngày 16/06 đã có một lượng rất lớn BTC được rút ra khỏi sàn Spot Hình 9 và sau đó thì đường như không hề có một lượng đáng kể nào được đưa lên sàn Spot nữa.
Điều này chứng tỏ rằng cá voi không hề có ý định bán tháo BTC trong thời gian qua và cũng phần nào chứng tỏ lượng volume giao dịch lớn gần đây rất có thể là volume mua do cá gom thêm hàng ở quanh vùng giá BTC 23 nghìn đô.

Phân tích nguồn (2): Thời điểm gần đây Volume giao dịch của các hợp đồng Future không đáo hạn có xu hướng giảm rõ rệt với khối lượng xấp xỉ 41 tỷ đô 1 ngày (thấp hơn rất nhiều với các đợt hưng phấn tầm 100 tỷ đô trở lên) dựa vào chỉ số Future Volume Perpetual Hình 10.

Mức độ thanh lý thị trường future giảm rõ rệt dựa theo dữ liệu trên Coinglass Hình 11. Dựa vào các dữ liệu này, có thể loại trừ được việc volume giao dịch tăng đến từ sự thanh lý BTC từ các sàn phái sinh.
Từ 2 phân tích (1) và (2) thì có thể phần nào suy ra được volume tăng đột biến của BTC được cung cấp bởi Messari qua chỉ số Real Volume chủ yếu đến từ hoạt động mua BTC số lượng lớn của các ví ngắn hạn. Đây rất có thể là hành vi gom hàng số lượng lớn tại vùng giá quanh 23k.
Trước thềm ETH Merge xảy ra thì không lạ gì nếu cá voi và các tổ chức lớn quyết định gom hàng với số lượng lớn ở vùng giá cao hơn và thời gian tích lũy của BTC có thể sẽ trở nên ngắn hơn trước khi vào Uptrend.
Vậy nên làm gì ở thời điểm này?
Theo như chúng ta đã biết, thị trường càng giảm sâu thì cần nhiều thời gian để tích lũy hơn. Nói cách khác, giá BTC càng giảm sâu thì cá voi cần có nhiều thời gian hơn để gom hàng giá rẻ hơn vì một số lý do như: target của cá voi sẽ lớn hơn ở vùng giá rẻ, thanh khoản thị trường thấp hơn gây ra biến động lớn hơn nên volume gom hàng bắt buộc phải nhỏ hơn để gom được giá tốt, lãi suất Fed giảm góp phần làm giảm thanh khoản của thị trường.

– Đợt sập của BTC vào tháng 5 năm 2021 về giá 29k thì thị trường đã tích lũy 1 tháng trước khi đi lên, nhưng đợt sập năm 2022 đã đưa BTC về giá quanh 19k và vì thế BTC sẽ có xu hướng tích lũy lâu hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào Hình 12 thì các bạn sẽ thấy rằng BTC chỉ mới tích lũy được 1 cây nến tháng duy nhất trong lần sập này. Điều đó có nghĩa rằng theo nguyên tắc thanh khoản thì cá voi có thể cần nhiều thời gian gom hàng hơn và giá sẽ còn tiếp tục dao động xung quanh vùng 20k.
– Năm 2022 có một sự kiện lớn liên quan đến ETH Merge và đây có thể là yếu tố then chốt dẫn đến việc cá voi sẵn sàng gom hàng với volume lớn dù giá gom sẽ không được tốt, để nhanh chóng đạt được target. Điều này đồng nghĩa với việc uptrend có thể đến sớm hơn dự kiến.
– Ngoài ra, lãi suất Fed đã tăng được một thời gian khá dài và thời điểm mà cá voi gom hàng mạnh nhất sẽ rơi vào giao đoạn đầu của đợt tăng lãi suất Fed và thời điểm thị trường tăng mạnh nhất thường rơi vào giai đoạn sau của đợt tăng lãi suất + đỉnh lãi suất Fed + giai đoạn đầu của đợt giảm lãi suất. Điều này xảy ra là do hành vi cá voi và yếu tố thanh khoản. Khi thị trường thanh khoản thấp và lãi suất Fed tăng==> cá voi gom hàng vì giá rẻ, ở giai đoạn sau của đợt tăng lãi suất Fed ==> cá voi có thể đẩy thị trường trước khi lãi suất Fed đạt đỉnh nếu cá đã gom đủ hàng, thời điểm lãi suất Fed đạt đỉnh và bắt đầu giảm ==> thị trường hàng loạt tin tốt được tung ra, thanh khoản dồi dào trở lại thị trường từ nguồn tài sản an toàn như công trái phiếu và vàng và đây là thời điểm chốt lời.
– Điều bạn cần làm đó là hiểu rằng cá voi đang gom hàng và sẽ tiếp tục gom hàng ở thời điểm này. Vì thế, hãy bắt chước họ, gom hàng và đừng bán. Áp dụng DCA và sử dụng tiền nhàn rỗi cho giai đoạn này. Hạn chế hành vi bán tất cả tài sản rồi đợi giá giảm mua vào vì thị trường ở thời điểm hiện tại là cực kỳ thuận lợi cho việc tăng giá. Việc tăng giá sẽ xảy ra bất cứ lúc nào một cách dễ dàng. Thời gian FED tăng lãi suất càng kéo dài thì bạn cần phải giữ tài sản gom được giá rẻ càng chặt.
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook