
Thị trường tiền điện tử từng “nổi sóng” với nhiều đợt Retroactive airdrop khủng từ các dự án khác nhau. Nhưng không phải ai cũng biết đến Retroactive airdrop và cách thức thực hiện.
Nội dung bài viết
Retroactive Airdrop là gì?
Retroactive airdrop là một hoạt động quảng cáo thường được sử dụng bởi các dự án tiền điện tử. Theo đó, airdrop giúp các công ty khởi nghiệp lĩnh vực blockchain lôi kéo và thu hút người sử dụng sản phẩm của họ. Đổi lại, người tham gia sẽ nhận được một số lượng tiền điện tử nhất định từ dự án.
Để tham gia vào Retroactive airdrop, người dùng cần thực hiện một các nhiệm nhất định như tương tác với nền tảng, tạo thanh khoản,… Tuy nhiên, người tham gia thường sẽ không được trả thưởng ngay lập tức. Phần thưởng airdrop thường sẽ được phân phối cho sau các đợt mở bán ICO/IEO/IDO và token đã có thanh khoản.

Các nền tảng từng có Retroactive airdrop là DePocket, Uniswap, 1Inch, DyDX, ENS,… Trong đó, Uniswap từng trả cho người dùng tham gia Retroactive 400 token UNI, trị giá hơn 1.000 đô la tại thời điểm đó.
Cách tham gia Retroactive Airdrop
Cách làm Retroactive airdrop không khó, chủ yếu bạn phải biết cách tìm các dự án có tiềm năng sẽ trả thưởng. Defilearn sẽ cung cấp một số các “mẹo vặt” để bạn bỏ túi khi chọn dự án tiềm năng.
Xác định xem dự án có kế hoạch phát hành token hay không
Không gian tiền điện tử có rất nhiều các dự án start up trải đều trên các ngành khác nhau như: ví điện tử, tài chính, NFT, gaming,… Tuy nhiên, không phải tất cả các dự án đều có nhu cầu phát hành token riêng. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy dự án đang có ý định xem xét một đợt airdrop hay không.

Tiếp theo, bạn cần tự tìm hiểu và trả lời một số câu hỏi sau để xác định tiềm năng của dự án:
- Dự án có cộng đồng đủ lớn hay không?
- Dự án đã bao lâu rồi chưa phát hành token?
- Tại sao đây là dự án tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác?
Dự án có dòng tiền ổn định
Một dự án không thể phát triển mạnh nếu như gặp phải các rào cản tài chính. Do đó, nếu dự án có doanh thu cao, ổn định và có một nền tảng tài chính tốt sẽ rất dễ trả airdrop “khủng” cho người dùng. Ví dụ như dự án 1Inch, sàn giao dịch này đã trả airdrop sau khi ra mắt vào năm 2020 nhưng họ vẫn tiếp tục chạy các chương trình airdrop bổ sung vào năm 2021. Việc thường xuyên theo dõi các chỉ số và báo cáo tài chính cũng giúp bạn chọn ra được đối tượng phù hợp.
Dự án đã ra mắt testnet và cần phản hồi từ người dùng
Thông thường, các dự án mới ra mắt testnet và trong giai đoạn chạy thử nghiệm sẽ cần phải chạy Retroactive airdrop để thu hút người dùng đến trải nghiệm sản phẩm. Càng nhiều người tham gia, họ càng có thể tìm được nhiều lỗi, hoàn thiện hệ thống cũng như cải thiện trải nghiệm của người dùng. Đổi lại, người tham gia sẽ có cơ hội nhận airdrop khi dự án ra mắt chính thức. Trong quá khứ, ICPSwap đã từng trả thưởng cho người dùng với hình thức như trên.
Sử dụng các trang tổng hợp Retroactive airdrop
Các dự án tiền điện tử thường sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội hoặc các trang web liên quan đến tiền điện tử nổi tiếng để quảng bá chương trình airdrop của mình. Một số trang web tham khảo bao gồm Airdrop Alert, CoinMarketCap,… Ngoài ra, một số kênh Telegram chuyên về airdrop cũng rất uy tín với cộng đồng lên đến hàng triệu người. Thông qua các kênh này, bạn có thể chọn lựa Retroactive airdrop phù hợp với “khẩu vị” của mình.
Các rủi ro liên quan đến Retroactive airdrop
Mất tiền
Một số Retroactive airdrop sẽ yêu cầu người dùng phải tương tác với nền tảng. Trong quá trình tương tác, người dùng phải trả phí gas, phí nền tảng, lock hoặc hold token trong thời gian nhất định. Nếu dự án chạy trên một số blockchain có gas cao như Ethereum thì đó sẽ là một khoản phí đáng kể. Ngoài ra, việc lock hoặc hold token trong thời gian dài cũng tiểm ẩn nguy cơ thua lỗ do trượt giá.
Lãng phí thời gian
Để tương tác với các nền tảng, người dùng cần bỏ ra một lượng thời gian nhất định để dùng thử và trải nghiệm sản phẩm, đặc biệt là đối với những dự án trong giai đoạn testnet. Quá trình trải nghiệm có thể sẽ không trơn tru do sản phẩm còn nhiều lỗi, khiến trải nghiệm người dùng sẽ không tốt như mong đợi. Đến cuối cùng, nếu dự án không trả airdrop, dĩ nhiên người tham gia sẽ phải chịu cảnh phí công vô ích.
Lừa đảo
Nhiều dự án lừa đảo có thể lợi dụng hình thức Retroactive airdrop để thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư mới và thiếu kiến thức. Đến khi họ tương tác, gửi tiền, thực hiện các chức năng staking hoặc cho vay trên nền tảng, số tiền đầu tư sẽ “không cánh mà bay”. Vì vậy, trước khi chi tiền cho một nền tảng nào đó, bạn cần kiểm tra mức độ uy tín của dự án để hạn chế tối đa rủi ro mất tiền. Tuyệt đối không tham gia vào bất cứ airdrop nào yêu cầu phải deposit vào một số tiền lớn.
Kết luận
Dù tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng công bằng mà nói Retroactive airdrop là một công cụ đắc lực để các dự án start up lĩnh vực blockchain quảng cáo và thu hút người dùng mới. Người tham gia cũng có cơ hội nhận được phần thưởng lớn tùy thuộc vào nhân phẩm khi tham gia vào Retroactive airdrop.
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook