
Nội dung bài viết
Staking là gì?
Staking là một quá trình mà trong đó người dùng khóa tài sản điện tử trong một thời gian nhất định để hỗ trợ hoạt động của chuỗi khối. Đổi lại, họ sẽ nhận được phần thưởng dưới dạng tiền điện tử tương ứng.
Tại sao một số loại tiền điện tử lại có staking?
Hoạt động staking của các dự án liên quan đến thuật toán đồng thuận Proof of Stake mà các dự án đó sử dụng. Trong đó, để trở thành validator, người dùng phải khóa một số lượng tiền điện tử nhất định. Validator được chọn sẽ có quyền tạo và xác thực khối mới, đồng thời nhận được “thù lao”. Nếu bạn không có đủ số lượng tiền điện tử, bạn vẫn có thể staking bằng cách tham gia các pool ủy quyền.
Do đó, một số dự án sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of Stake thường sẽ có staking. Một số đồng coin lớn hiện đang cho staking có thể kể đến như Ethereum 2.0, Solana, Polkadot,…
Proof of Stake là gì?

Nếu như thuật toán đồng thuận Proof of Work của Bitcoin đã quá quen thuộc với mức sử dụng năng lượng lớn, Proof of Stake giảm đáng kể khối lượng tính toán bằng cách sử dụng phần cứng của validator để duy trì hoạt động của chuỗi khối. Sau khi staking đủ số lượng tiền điện tử yêu cầu, validator sẽ trải qua quá trình chọn ngẫu nhiên để giành quyền tạo và xác thực khối. Các khối có thể được xác thực bởi nhiều hơn một validator và khi một số lượng nhất định validator xác nhận rằng khối đó là đúng, khối đó mới được hoàn thiện và đóng lại.
Có thể lấy Ethereum 2.0 làm ví dụ. Nếu sự kiện The Merge diễn ra thành công, Ethereum sẽ chính thức chuyển sang sử dụng PoS. Người dùng phải staking 32 ETH để đủ điều kiện trở thành validator. Validator sẽ xác minh giao dịch và thêm chúng vào một khối phân đoạn. Khối này yêu cầu ít nhất 128 validator xác thực. Và chỉ khi hai phần ba số validator đồng ý rằng giao dịch hợp lệ, khối mới có thể đóng lại.
Các cơ chế staking phổ biến
DPoS – Delegated Proof of Stake
Trong DPoS, những người tham gia mạng có quyền ủy quyền việc tạo khối mới cho một số lượng đại biểu cố định. Người dùng xác định người sẽ tạo khối mới thông qua cơ chế bỏ phiếu dân chủ. Trong đó, các phiếu bầu được tính theo số lượng tiền điện tử đang staking trên nền tảng.
Quá trình bỏ phiếu này diễn ra liên tục và người dùng có thể thay thế đại biểu không hiệu quả bằng một validator khác bất kỳ lúc nào. Do đó, các đại biểu phải hoạt động hiệu quả và trung thực để nhận được sự ủng hộ của cử tri cũng như các bên liên quan. Đổi lấy việc ủng hộ, các bên liên quan sẽ nhận một phần của phần thưởng tạo khối mới tương ứng với số lượng tiền điện tử mà họ đã staking.
LPoS – Leased Proof of Stake
LpoS là một cơ chế đồng thuận đặc biệt được sử dụng bởi blockchain của Waves. Theo đó, người node thuê tiền điện tử để node của họ đủ điều kiện tạo khối mới. Node staking càng nhiều tiền điện tử, nó càng có khả năng được chọn. Phần thưởng chủ sở hữu token nhận được tương ứng với số lượng token đã staking và họ có quyền hủy hợp đồng thuê bất cứ lúc nào.
Bằng cách này, những người nắm giữ token nhỏ lẻ, không đủ điều kiện tham gia vào hệ thống PoS truyền thống có thể gộp tài sản lại và tăng cơ hội nhận được phần thưởng. Người dùng cũng có thể chọn lựa các node phù hợp với chiến lược đầu tư của mình, vì một số node có thể đưa ra phần trăm lợi nhuận cao hơn những node khác.
HPoS – Hybrid Proof of Stake
Trong khi hầu hết các loại cơ chế đồng thuận Proof of Stake đều cố tình phủ nhận sự tồn tại của Proof of Work trong hệ thống, HPoS lại kết hợp PoW và PoS để cung cấp năng lượng cho các hoạt động trên chuỗi khối. HPos dựa vào các công cụ PoW để tạo giao dịch chứa khối mới, sau đó chuyển chúng cho các validator PoS. Họ sẽ chịu trách nhiệm bỏ phiếu xem có xác nhận khối mới hay không và ghi chúng vào sổ cái của blockchain.
Các giao thức HPoS có thể giúp ổn định giá trị của token bằng cách cho phép những người tham gia PoS bỏ phiếu cho các khối mới và các thay đổi liên quan đến sự đồng thuận của mạng. Thợ đào PoW dựa vào sức mạnh hàm hash ít có khả năng độc quyền mạng. Nhờ đó, HPoS có thể đạt được mức độ ổn định và an ninh mạng rất cao.
Ưu nhược điểm của staking
Ưu điểm
- Không đòi hỏi thiết bị chuyên dụng.
- Khả năng thu được lợi nhuận lớn. Lợi nhuận nhiều hay ít phụ thuộc vào APR (tỷ suất lợi nhuận tính theo năm). Tuy nhiên, đa số lợi nhuận thu được từ hoạt động staking thường cao hơn hẳn so với gửi tiết kiệm ở ngân hàng truyền thống.
- Staking đóng góp một phần vào việc tăng tốc độ xử lý giao dịch và giảm chi phí năng lượng của dự án.
- Ở một số dự án quản lý theo mô hình DAO, người dùng staking token còn có quyền tham gia bỏ phiếu cho các thay đổi hoặc đề xuất ý tưởng phát triển.
Nhược điểm
- Một số loại tiền điện tử bắt buộc phải khóa tài sản trong thời gian staking. Vì vậy, trong khoảng thời gian đó, người dùng không thể truy cập và sử dụng số tiền của mình.
- Giá trị của tiền điện tử có xu hướng biến động mạnh. Vì vậy, nếu giá trị trường giảm, người dùng có thể chịu rủi ro thua lỗ.
- Tùy thuộc vào cách tiếp cận, người dùng có thể staking tiền điện tử thông qua một bên thứ ba, chẳng hạn như sàn giao dịch. Nếu sàn bảo mật không tốt và trở thành con mồi của hacker, tài sản người dùng có khả năng bị đánh cắp.
Một số đồng coin phổ biến đang cho staking
Ethereum
Ethereum là một blockchain có hệ sinh thái và số lượng người dùng lớn bật nhất thế giới crypto. Tuy nhiên, do sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of Work, Ethereum gặp phải một số vấn đề liên quan đến phí giao dịch cao, thời gian xử lý giao dịch chậm và khả năng mở rộng kém.
Để giải quyết tình trạng trên, Ethereum Foundation đã đưa ra kế hoạch nâng cấp mạng, gọi là Ethereum 2.0. Trong đó, việc hợp nhất Beacon Chain và mạng chính của Ethereum thông qua sự kiện The Merge sẽ đánh dấu sự kiện Ethereum chính thức sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of Stake.

Do chuyển sang sử dụng PoS, Ethereum sẽ sử dụng mô hình staking thay thế cho mining hiện hành. Validator sẽ thay thế vai trò của thợ đào trong việc tạo và xác thực khối mới. Từ đó, khả năng xử lý giao dịch của Ethereum sẽ tăng từ 15 TPS lên tối đa 100.000 TPS. Đồng thời phí gas sẽ giảm đi đáng kể.
Đáng chú ý, người dùng có thể staking 32 ETH để trở thành validator của Ethereum. Validator được chọn để tạo và xác thực khối mới sẽ nhận được phần thưởng. Nếu bạn không đủ ETH, bạn có thể tham gia vào các staking pool ủy quyền khác nhau. Phần thưởng nhiều hay ít phụ thuộc vào APR của từng pool.
Đọc thêm: GIẢI THÍCH VỀ SỰ KIỆN ETHEREUM MERGE
Solana
Solana là một blockchain phi tập trung với khả năng mở rộng cao, được phát triển nhằm hỗ trợ các ứng dụng thân thiện với người dùng. Solana có thể coi là blockchain có tốc độ xử lý nhanh nhất hiện nay với hệ sinh thái lên đến hàng nghìn dự án trải dài từ DeFi, NFT đến Web3.
Solana kết hợp tài tình hai thuật toán đồng thuận Proof of Stake và Proof of History để tối ưu hóa tốc độ. Thời gian tạo khối mới chỉ 400 mili giây, nhanh hơn nhiều so với nhiều đối thủ cạnh tranh. Dù tốc độ xử lý giao dịch cao, nhưng Solana vẫn duy trì phí giao dịch ở mức thấp, dưới 0,01 đô la.
Người dùng có thể staking token SOL thông qua hình thức ủy quyền cho validator. Càng nhiều token được ủy quyền, validator càng có khả năng được chọn để tạo và xác thực khối mới. Nhờ đó, người dùng sẽ kiếm được nhiều phần thưởng hơn trong khi dự án được hưởng lợi từ sự hoạt động ổn định của blockchain.
Hiện tại, người dùng có thể staking token SOL thông qua các sàn giao dịch lớn như Coinbase, Binance, Huobi, FTX,…
Polkadot
Polkadot là một blockchain thế hệ thứ ba với tham vọng giải quyết các vấn đề nhức nhối đang gặp phải với hệ sinh thái blockchain truyền thống như khả năng mở rộng, bảo mật, tạo chuỗi khối và tương tác giữa các chuỗi khối. Polkadot hiện thực hóa điều này bằng cách sử dụng các parachain, một mạng lưới các blockchain có thể tương tác với nhau. Mỗi parachain có một quy tắc và chức năng riêng.
Không giống như Bitcoin, Polkadot sử dụng thuật toán đồng thuận NPoS để tạo và xác thực khối mới thông qua quá trình staking. Để trở thành validator, bạn cần phải chạy một node với rất ít hoặc không có thời gian chết và staking một lượng DOT nhất định.
Nhà đầu tư cũng có thể tham gia staking một cách gián tiếp bằng cách ủy quyền token DOT của mình cho một validator mà họ tin tưởng. Đổi lại, họ sẽ nhận được phần thưởng là một phần DOT kiếm được từ validator. Nhưng bạn phải cẩn thận! Nếu validator của bạn vi phạm các quy tắc, bạn cũng có thể mất số tiền mình đang staking. Ngoài ra, chủ sở hữu DOT cũng có thể giam gia vào việc quản trị mạng và bỏ phiếu về các đề xuất nâng cấp phần mềm.
Hướng dẫn staking dành cho người mới
Có nhiều cách khác nhau để staking tiền điện tử. Vì vậy, nó có thể gây bối rối cho những người mới tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, nhìn chung quá trình staking tiền điện tử thường trải qua 3 bước chính như sau:
1.So sánh các nền tảng staking
Các nền tảng staking khác nhau sẽ có lãi suất, điều khoản, hoa hồng, phí và các lựa chọn về staking khác nhau. Vì vậy, để đạt được lợi nhuận tốt nhất, người dùng phải tham khảo các thông số trên của nhiều nền tảng để đưa ra được quyết định đầu tư phù hợp nhất. Nếu là người mới bước chân vào thị trường tiền điện tử, bạn nên sử dụng dịch vụ của các sàn giao dịch uy tín để giảm thiểu rủi ro mất tài sản.
2.Tạo tài khoản và gửi token lên sàn
Sau khi đã chọn được nền tảng, việc tiếp theo bạn cần làm là tạo tài khoản. Chức năng tạo tài khoản trên các sàn giao dịch thường được hiển thị ngay trên trang chủ. Bạn có thể tạo tài khoản bằng cách sử dụng email hoặc số điện thoại. Sau đó, bạn nên tiến hành KYC và đặt F2A để tăng tính bảo mật.
Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước trên, bạn vào phần ví tiền của tài khoản, chọn “Deposit” loại token mà bạn muốn gửi. Cuối cùng, bạn chỉ cần gửi tiền theo địa chỉ mà sàn cung cấp là đã hoàn thành bước 2.
3.Chọn pool và bắt đầu staking
Sau khi đã có tiền trong tài khoản, bạn cần tìm mục “Earn” để tiến hành staking. Trên giao diện “Earn”, các pool hiện có sẽ được liệt kê kèm các thông tin như loại token, APR, thời gian staking. Tùy thuộc vào loại tài sản bạn đang có, bạn có thể chọn staking ở một pool phù hợp.
Bạn có thể staking ở đâu?
1.Sàn giao dịch tập trung
Sàn giao dịch tập trung là một lựa chọn hàng đầu cho nhà đầu tư có vì quá trình staking trên các sàn này có thể nói là đơn giản nhất. CEX trung cũng thường có mức staking tối thiểu và thời gian khóa token thấp nên cũng tương đối phù hợp với người mới.
Tuy nhiên, APR trên các sàn này thường thấp hơn một chút so với các lựa chọn thay thế khác, vì sàn giao dịch đã thay mặt người dùng thực hiện các công việc cần thiết của quá trình staking. Một số sàn còn có sẵn quỹ dự phòng nhằm đền bù thất thoát tài sản của người dùng trong trường hợp sàn bị tấn công.
2.Sàn giao dịch phi tập trung
Một số sàn giao dịch phi tập trung như PancakeSwap có cung cấp dịch vụ staking. APR trên các DEX thường cao hơn nhiều so với các CEX. Tuy nhiên, DEX không được kiểm soát và dễ bị tấn công hơn. Chúng cũng không có các quỹ dự phòng hay bảo hiểm nên rủi ro mất tài sản khi DEX bị tấn công là khá cao.
3.Ví tiền điện tử
Hiện nay, một số loại ví tiền điện tử có cung cấp chức năng staking ngay trên ví. Nhưng nếu là người mới, bạn cần phải lưu ý một số điểm sau. Thứ nhất, bạn phải nắm chắc kiến thức về chuyển tiền cũng như sử dụng ví. Thứ hai, bạn sẽ được yêu cầu chọn validator để staking. Một số ví hiện có hỗ trợ staking như TrustWallet, Exodus, Guarda và Ledger Nano X.
Kết luận
Staking là một phương thức đầu tư khá phổ biến trong thị trường tiền điện tử và là cách mang lại lợi nhuận ổn định hơn bên cạnh việc giao dịch spot hay future. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần xem xét các yếu tố liên quan đến bảo mật và trượt giá để tránh các thiệt hại tài sản không đáng có.
Các câu hỏi thường gặp
Có nên staking hay không?
Staking là một lựa chọn đầu tư cho các bạn theo trường phái “ăn chắc mặc bền” với lợi nhuận ổn định theo thời gian. Ngoài ra, staking cũng là cách bạn thể hiện sự tin tưởng và muốn hỗ trợ vào một dự án đang chạy PoS.
Lợi nhuận staking có cao hay không?
Nếu so với các dự án x10, x20 hay x100 thì dĩ nhiên staking không thể nào so sánh được. Tuy nhiên, nếu lấy lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng làm chuẩn, staking mang lại lợi nhuận cao hơn đáng kể. Lãi suất tiết kiệm hiện tại dao động vào khoảng từ 5 đến 7 phần trăm một năm tùy vào từng ngân hàng. Trong khi đó, APR của staking dao động từ 10 đến 20 phần trăm một năm.
Tìm hiểu thông tin về lãi suất staking ở đâu?
Bạn có thể truy cập vào các CEX, DEX hoặc ví tiền điện tử tương ứng với loại token bạn muốn staking để tra cứu thông tin nhằm tìm ra sàn có dịch vụ staking phù hợp với định hướng đầu tư của bạn nhất có thể.
Làm thế nào để theo dõi các khoản staking
Đối với người mới hoặc nhà đầu tư đang staking trên nhiều nền tảng thì việc theo dõi các khoản staking thủ công sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức. Để theo dõi một mọi thứ một cách đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng DePocket. DePocket là một ứng dụng Defi portfolio tracker hỗ trợ theo dõi tài sản trên nhiều nền tảng và các blockchains khác nhau. Hiện DePocket đã hỗ trợ hơn 50 dApp và 15 blockchain.
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook