Chỉ số trên hình là chỉ số Large Transaction, cho biết sự xuất hiện của các đợt dịch chuyển lớn của Bitcoin được ghi nhận trên Blockchain.



Hình 1, hình 2 và hình 3 là khảo sát số lượng các giao dịch theo thứ tự từ 5-7,5 triệu đô, 7,5-10 triệu đô, 10-20 triệu đô, bạn có thể thấy điểm chung rằng vào các thời điểm thị trường giảm mạnh (tháng 3 năm 2020 và tháng 7 năm 2021) thì số lượng các giao dịch lớn Bitcoin trở nên ít đi và thị trường thường bắt đầu phiên tăng giá thật sự khi số lượng các giao dịch vài triệu đô này ít dần. Ở thời điểm hiện tại, các cột xanh đã bắt đầu thấp dần, thể hiện sự giảm dần số lượng các giao dịch lớn trên 5 triệu đô.
Điều này được giải thích dựa vào hành vi gom hàng của cá voi. Khi hầu hết các nhà đầu tư sợ hãi, cá voi bắt đầu gom hàng trong thời gian dài với volume nhỏ hơn vì lý do thanh khoản thị trường thấp.


Ở hình hình 4 khảo sát các giao dịch trên 20 triệu đô, có thể thấy sự gia tăng đột biến số lượng các giao dịch này tại thời điểm quanh ngày 14/06 năm 2022 tại vùng giá Bitcoin 22k. Tuy nhiên đây có thể chỉ là sự dịch chuyển của các Bitcoin được đưa từ ví cá voi lên sàn phái sinh vào thời điểm quanh ngày 14/06 (Hình 5). Điều này cho thấy giao dịch lớn đột biến xuất hiện vào ngày 14/06 có thể chỉ là hành động dịch chuyển lượng BTC lớn lên sàn phái sinh nhằm điều phối nguồn cung trên sàn và thực hiện các hoạt động future, chứ không bán tháo.
Dựa vào chỉ số này, có thể thấy các giao dịch trên 5M đô gần đây đã bắt đầu có số lượng giảm dần đều và uptrend thường xảy ra khi số lượng các giao dịch lớn ngày càng ít đi.
Đây là chỉ số bạn chỉ nên tham khảo vì 2 lý do sau đây:
Chỉ số này được tính dựa trên đo đạt số lượng của transaction lớn. Transaction có nghĩa là sự dịch chuyển BTC giữa các ví với nhau. Có thể là A bán BTC và chuyển BTC sang ví của B, hoặc có thể chỉ đơn giản là di chuyển BTC từ ví A sang ví B vì mục đích điều phối BTC giữa các ví của một chủ sở hữu hoặc giữa các cá nhân và tổ chức với nhau. Chính vì điều này, sự xuất hiện các transaction lớn không đồng nghĩa với hành động mua bán lớn trên thị trường.
Khi bạn khảo sát large transaction, bạn sẽ bị nhiễu vì các dữ liệu wash trade được tạo ra giữa các ví. Cá voi tạo ra các transaction lớn một cách chủ động bằng việc di chuyển BTC giữa các ví hold chứ không hề mua bán. Từ đó tạo ra các transaction lớn không có mục đích và làm nhiễu dữ liệu. Đó là lý do chúng ta nên xét volume dựa trên CDD (Coin Day Destroyed)
Cảm ơn bạn đã xem.
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook