
Hình 1, dữ liệu on-chain cho thấy volume giao dịch thị trường future tăng vọt lên hơn 40 tỷ đô vào ngày 25/04.

Hình 2, trong khi đó chỉ số Open Interest chỉ ghi nhận khối lượng các lệnh còn mở trên thị trường vào cuối ngày xấp xỉ 10 tỷ đô.

Hình 3, sau khi check dự liệu trên Coinglass thì thấy rõ con số khổng lồ khoảng 400 triệu đô đã bị thanh lý vào ngày 25/04.

Hình 4, ngay lập tức đối chiếu với giá BTC ngày 25/04 có dấu hiệu đột ngột đảo chiều tăng mạnh, kèm theo đó là chỉ số Funding Rate dương, chứng tỏ hàng loạt lệnh long đã được mở để Fomo.
Từ tất cả dữ liệu trên, không khó đoán BTC sẽ tiếp tục pump dump để thanh trừng thị trường.
Trong khi nhiều người tiếp tục dự đoán giá BTC trong ngắn hạn khi volume thị trường đang cực nhỏ tầm 2 đến 3 tỷ đô, thì các sàn tập trung đang lợi dụng tình trạng volume nhỏ (thanh khoản mỏng) để kiếm tiền bằng việc thao túng giá.
Nếu nhìn ngắn hạn và biện luận uptrend hay downtrend theo cung cầu khi volume nhỏ, thì bạn sẽ sớm làm mồi cho cá.
Nếu nhìn dài hạn, bạn sẽ thấy BTC đang cực kì dễ tăng giá. Cá voi không tự nhiên tạo ra sự sốc nguồn cung cho BTC mà không có lý do.

Hình 5, Những đợt tăng giá mạnh mẽ luôn đi kèm với giá trị âm (các cột màu đỏ) của chỉ số BTC Netflow (BTC được đưa vào và rút ra khỏi thị trường trung bình 30 ngày). Ngược lại, khi BTC giảm mạnh, nguồn cung BTC luôn được âm thầm tăng lên (các cột màu xanh( để làm giảm tính khan hiếm của BTC. Hãy so sánh các đợt tăng và giảm giá của BTC luôn có sự tương quan với mức độ khan hiếm của BTC.
Khi bạn cháy tài khoản, đau khổ, cắt lỗ, bán đáy, mua đuổi liên tục, thì chỉ cần volume thị trường được bơm nhẹ, các lệnh limit sell phía trên được gỡ ra, Fomo, kèm theo BTC đang trong tình trạng cực kì dễ tăng giá, thì uptrend thật sự sẽ bắt đầu với những vùng gap thanh khoản trống được tạo ra khiến cho bạn phải tiết nuối.
Hy vọng những phân tích trên đây sẽ giúp bạn định hướng được chiến lược đầu tư.
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook