Nội dung bài viết
1. Dữ liệu on-chain là gì?
Để thành công đầu tư trong thị trường crypto thì chúng ta cần phải phối hợp nhiều công cụ để dự đoán hành vi nhà tạo lập thị trường (phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, dòng tiền…). Nếu muốn các công cụ trên hoạt động hiệu quả, bạn cần phải có nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Vậy nguồn dữ liệu nãy sẽ được lấy từ đâu?
Như các bạn đã biết, blockchain là một chuỗi các khối chứa các giao dịch đã được xác nhận bởi thợ đào. Bản chất của blockchain là một sổ cái không thể thay đổi được (immutable) và luôn luôn minh bạch (shared).
Điều này có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể xem được các giao dịch trên blockchain một cách minh bạch, công khai. Những dữ liệu này được gọi là dữ liệu on-chain. Các thông tin từ on-chain không hề biết nói dối, vì thế nếu bạn biết tận dụng on-chain thì sẽ rất hữu ích cho quá trình đầu tư.
Dữ liệu On-chain bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến giao dịch (transaction) được cập nhật liên tục từ blockchain. Dữ liệu on-chain sau khi được thu thập bởi các nền tảng on-chain như Glassnode, Cryptoquant, Whalemap và Coinglass, Messari sẽ được cấu trúc thành các biểu đồ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dựa theo các công thức tính toán khác nhau (various on-chain formulas).
Cha đẻ của Bitcoin đã thiết kế giao thức Bitcoin sao cho dù có sự bắt tay của các thợ đào để chiếm quyền quản lý và tấn công hệ thống Bitcoin thì các chuỗi blockchain dài bất thường cũng sẽ được phát hiện và cô lập khỏi hệ thống.
Bên cạnh đó, việc thực hiện tấn công mạng lưới Bitcoin là rất tốn kém. Chính vì thế, các giải thuyết về mạng lưới Bitcoin có thể bị tấn công là không thực tế và đó là một trong các lý do blockchain của BTC mang lại thông tin on-chain trong sạch nhất.
Dữ liệu blockchain được chia ra làm 3 loại chính: dữ liệu về các giao dịch, dữ liệu về thông tin các block (phí trả cho thợ đào, phần thưởng thợ đào, các chỉ số trong mempool…), dữ liệu về smart contract code (thuật toán được code trong blockchain).
2. Ứng dụng của dữ liệu on-chain: phân tích case study thực tế.
a. Cung cấp các thông tin về giao dịch (transaction) cập nhật từ blockchain.
Một trong các ứng dụng quan trọng thực tế của dữ liệu on-chain đó là cung cấp dữ liệu liên quan đến các giao dịch trên thị trường. Các giao dịch Bitcoin được thực hiện và xác nhận liên tục bởi thợ đào trong Mempool. Chính vì thế, bất kỳ một hành động di chuyển Bitcoin nào cũng sẽ được ghi nhận.
Nhờ các dữ liệu phản ánh sự dịch chuyển và giao dịch của Bitcoin giữa các ví mà chúng ta có thể tính được các chỉ số liên quan như BTC nạp rút lên sàn, tỉ lệ BTC được nắm giữ theo độ tuổi, trữ lượng BTC trên sàn… Từ đó dự đoán được hành vi của cá voi. Sau đây là các case study cụ thể.

Hình trên là chỉ số Coin Days Destroyed Index cho biết sự di chuyển của các BTC được trữ trong thời gian lâu dài. Đây là chỉ số được sử dụng để tính volume giao dịch thị trường loại bỏ hiệu ứng wash trade. Công thức tính của chỉ số này là: thời gian nắm giữ số BTC vừa được dịch chuyển nhân với số lượng BTC vừa được dịch chuyển.
Vì thế, chỉ khi một lượng đáng kể BTC được nắm giữ trong thời gian đủ lâu di chuyển thì mới làm các cột màu cam cao lên, thể hiện CDD tăng (volume giao dịch tăng). Đối với volume bình thường thì sẽ xảy ra tình trạng bơm thổi (wash trade) vì các sàn hoặc cá voi có thể chủ động di chuyển BTC qua lại các ví cá nhân gây thổi phồng volume trên thị trường.

Hình trên là chỉ số cho biết số lượng các ví BTC có số lượng BTC trên 10k BTC. Đây là dữ liệu on-chain.
Dữ liệu này được rất nhiều trader và nhà đầu tư phân tích. Tuy nhiên, việc số địa chỉ ví tăng lên không đồng nghĩa với việc cá voi đang gom hàng vì cá voi có thể đang điều phối BTC từ các địa chỉ ví nhỏ sang địa chỉ ví lớn.
Chính vì thế, ngoài việc theo dõi địa chỉ ví có kích cỡ khác nhau, chúng ta cần phối hợp với các chỉ số khác như chỉ số rút nạp, trữ lượng BTC, độ tuổi BTC và nhiều chỉ số khác để xác định xem cá voi có đang gom hay không.
Chỉ số trên được gọi là Large Transactions. Đây là chỉ số cho biết dữ liệu về sự hiện diện của các giao dịch lớn từ 5 triệu đô trở lên. Dựa vào các giao dịch lớn trên thị trường, chúng ta có thể phần nào nắm bắt được hành vi gom hàng của cá voi.
Cá voi luôn gom hàng ở thời điểm thị trường sợ hãi (giá tốt, thanh khoản thấp, lạm phát cao, lãi suất Fed tăng). Đây là lúc mà thị trường sẽ dần mất đi các giao dịch lớn vì cá voi luôn gom với volume nhỏ (thanh khoản thấp nên chỉ cần volume lớn sẽ đẩy giá nhanh và không gom được giá tốt).
Để ý các vùng mà cột giá trị thấp dần thì đó chính là lúc cá đang gom và uptrend thường xảy ra sau đó vài tháng.
Để xác định hành vi của cá voi, chúng ta cần tập trung vào các chỉ số dài hạn hơn là ngắn hạn. Hình trên là chỉ số Realized Cap Hold Wave, thể hiện tỉ lệ của các BTC với độ tuổi khác nhau trên thị trường.
Chỉ số này có độ nhạy rất cao đối với sự thay đổi tỉ lệ BTC được nắm giữ trên thị trường nhờ công thức tính dựa trên Realized Capitalization (vốn hóa thực tế đã loại bỏ đi các BTC bị chôn vùi lâu năm).
Chính vì điều này, Realized Cap Hold Wave Index thường được theo dõi trong trung hạn và dài hạn nhiều hơn so với Hold Wave Index. Có thể thấy rằng, vùng màu vàng đại diện cho các BTC được nắm giữ từ 1-2 năm đang rộng ra dần, đồng nghĩa với việc các holder từ 1-2 năm đang tích cực tích lũy và nắm giữ BTC.
Ngược lại, các vùng thấp hơn bên dưới của các holder từ 1 năm trở lại đang có dấu hiệu thu hẹp dần, thể hiện các BTC được bán tháo ở vùng giá hiện tại chủ yếu đến từ các nhà đầu tư ngắn hạn.
Hình trên là chỉ số Futures Perpetual Funding Rate cho biết mức phí qua đêm của các lệnh long short trên thị trường phái sinh.
Từ đó suy ra lượng lệnh long đang ưu thế hơn lệnh short hay không. Các cột xanh đang thể hiện lượng lệnh long đang ưu thế hơn.
Hình trên là chỉ số rất quen thuộc Bitcoin Exchanges Netflow Index trên nền tảng Cryptoquant. Đây là chỉ số được sử dụng để xem chênh lệch rút nạp BTC từ tất cả các sàn (bao gồm cả sàn Spot và sàn Derivative (phái sinh)).
Các cột xanh thể hiện có nhiều BTC hơn được chuyển lên sàn (BTC nạp – BTC rút= giá trị dương). Ngược lại, cột đỏ thể hiện giá trị âm của chỉ số khi BTC nạp ít hơn BTC rút. Tuy nhiên, để thực sự hiểu và nắm rõ cách sử dụng của chỉ số này thì bạn cần lưu ý 2 điều sau đây:
- Điều đầu tiên chính là việc rút nạp BTC từ các sàn chỉ mang ý nghĩa của việc chuyển BTC lên ví sàn hay rút BTC ra khỏi ví sàn, chứ không mang hàm ý chuyển BTC lên sàn rồi bán các BTC đó đi. Vì thế, chỉ số này cho biết lượng BTC được đưa vào và rút ra khỏi tất cả các sàn, làm thay đổi lượng cung BTC trên sàn (lượng BTC có mặt trên các ví sàn, sẵn sàng để giao dịch bất kỳ lúc nào).
- Điều thứ hai là chúng ta hoàn toàn có thể check xem mục đích của các BTC được đưa lên sàn là gì bằng cách check chênh lệch rút nạp trên từng sàn Spot và Derivative. Ở góc trái màn hình phía trên, có một nút All Exchange, chúng ta có thể thay đổi giá trị thành Spot hoặc Derivative để theo dõi trị số Netflow trên từng sàn.
Nếu lượng BTC chủ yếu được đưa lên sàn Spot thì có nghĩa rằng các BTC có thể bị bán tháo vì sàn Spot là sàn để mua bán BTC.
Nếu lượng BTC chủ yếu được đưa lên sàn Derivative thì có nghĩa rằng chủ đích của các BTC được đưa lên sàn là không phải bán tháo mà để thực hiện các lệnh future nhằm gia tăng lợi nhuận (việc các BTC này được dùng thế chấp để thực hiện các lệnh future có bị thanh lý hay không thì không liên quan đến ý đồ của việc đưa BTC lên sàn).
b. Cung cấp các dữ liệu liên quan đến block như phí trả cho thợ đào, phần thưởng đào và các chỉ số trong mempool.
Bên cạnh các dữ liệu on-chain liên quan đến transaction thì dữ liệu về thợ đào và các block là cực kỳ quan trọng để có thể đánh giá được mức độ đào và mức độ tắc nghẽn của Bitcoin.
Điều này giúp đánh giá được sự khó khăn cũng như hăng hái của thợ đào tương quan với tình hình thị trường và mức độ thực hiện các giao dịch BTC trong mempool. Từ đó, chúng ta có thể phần nào đánh giá được tâm lý thị trường của thợ đào và giải thích được vì sao họ bán tháo BTC.
Lượng BTC nhận được từ việc xác nhận 1 block khoảng 6,5 BTC ở thời điểm hiện tại và thời gian xác nhận 1 block trong bình là 10 phút, vì thế lượng BTC mà thợ đào nắm giữ trong thời gian dài là rất lớn. Nếu họ đồng loạt bán tháo BTC thì sẽ làm cho thị trường xấu đi.
Hãy cùng tham khảo một số case study bên dưới để xem các chỉ số này hoạt động như thế nào nhé.
Hình trên là chỉ số Hashrate cho biết sức mạnh đào BTC trên thị trường. Khi có nhiều thợ đào tham gia đào BTC, càng nhiều máy đào BTC được vận hành, thì chỉ số Hashrate sẽ tăng lên.
Ngược lại, nếu số lượng thợ đào ngày càng ít đi, các mày đào bị tắt dần thì chỉ số Hashrate sẽ giảm đi. Chỉ số hashrate càng cao thì mức độ phi tập trung của mạng lưới BTC càng cao, có nghĩa là độ bảo mật và minh bạch càng lớn.
Chỉ số ở hình trên là chỉ số về độ khó của việc đào BTC. Khi càng có nhiều thợ đào tham gia đào BTC (tham gia xác nhận giao dịch) thì mức độ cạnh tranh của việc đào càng lớn.
Điều này dẫn tới việc chỉ có các thợ đào có các máy đào mạnh (có nhiều computing strength hơn) thì mới có thể xác nhận block nhanh và nhận phần thưởng đào (phí giao dịch và một phần BTC được đào ra).
Vì thế, khi chỉ số Difficulty giảm thì các thợ đào sẽ đào BTC thuận lợi hơn do mức độ cạnh tranh thấp hơn.
Hình trên là chỉ số thể hiện mức độ tắc nghẽn của các giao dịch đang chờ trong Mempool. Các màu khác nhau thể hiện các giao dịch có độ lớn tính bằng vBytes khác nhau.
Nếu mức độ tắc nghẽn lớn thì có 1 hoặc cả 2 điều sau đang xảy ra: số lượng transaction được thực hiện tăng, các thợ đào chỉ xử lý các giao dịch chấp nhận mức phí cao (thường xảy ra trong lúc thị trường ảm đạm do thợ đào đang khó khăn).
Hình trên là chỉ số Block Reward, cho biết số lượng BTC mà thợ đào được nhận từ việc đào BTC (việc xác nhận các giao dịch).
Hiện tại số lượng BTC nhận được cho việc xác nhận một block là 6,368 BTC. Con số này sẽ giảm sau mỗi đợt halving.
Hình trên là chỉ số thể hiện kích thước và khối lượng của block.
3. Vì sao chúng ta cần phân tích dữ liệu on-chain.
Phân tích dữ liệu on-chain là cách tốt nhất để đánh giá hành vi cá voi thông qua việc tiếp cận dữ liệu minh bạch, phi tập trung và được cập nhật liên tục trên blockchain.
Dữ liệu on-chain rất khó để thao túng vì phải mất rất nhiều công sức và tiền bạc. Ví dụ để tạo ra sự bơm thổi volume trên thị trường thị cần phải chuyển BTC qua lại giữa các ví liên tục gây mất phí.
Vì thế sự thao túng các số liệu On-chain thường xảy ra ở các dữ liệu mang tính ngắn hạn, còn đối với các dữ liệu dài hạn thì dường như không thế (mất thời gian duy trì).
Ví dụ như để tạo ra được dữ liệu BTC có độ tuổi từ 1-2 năm tăng hoặc giảm theo ý cá voi thì hầu như không thể (cá voi luôn gom hàng trong giai đoạn thị trường thanh khoản thấp và giá tốt, vì thế BTC được gom và nắm giữ trong dài hạn sẽ được phản ánh rõ là đang tăng trên on-chain).
Các dữ liệu on-chain được cập nhật liên tục theo thời gian thực. Các block được xác nhận liên tục (khoảng 10 phút cho việc xác nhận 1 block), thị trường hoạt động không ngừng nghỉ và vì thế với các gói dịch vụ trả phí thì người dùng sẽ được theo dõi các thay đổi trên on-chain theo thời gian thực với khung thời gian rất nhỏ.
4. Lưu ý khi phân tích dữ liệu on-chain.
Chúng ta nên phân tích dữ liệu on-chain một cách đa dạng và phối hợp nhiều chỉ số để giúp đưa ra một bức tranh tổng thể về thị trường.
Từ đó, kết hợp bức tranh này với các yếu tố dòng tiền vĩ mô thì có thể vẽ ra một bức tranh lớn hơn về sự tương quan của dòng tiền và hành vi cá voi. Bằng cách này, chúng ta có thể bơi theo chân cá voi và hành động một cách có căn cứ.
Bạn cần hiểu các công thức tính trung bình và các thuật toán được sử dụng để cấu thành ra một chỉ số On-chain. Việc nắm bản chất của chỉ số là cực kỳ quan trọng để trở thành một chuyên gia phân tích On-chain.
Ngoài ra, hiểu được công thức tính chỉ số sẽ giúp chúng ta tránh được các chỉ số có độ nhiễu cao và biết cách phối hợp các chỉ số với nhau một cách hợp lý.
5. Các nền tảng hỗ trợ phân tích dữ liệu on-chain.
Cần lựa chọn nền tảng cung cấp dữ liệu chất lượng để có thể nắm bắt được các thông tin on-chain chân thực nhất. Bên cạnh đó, liên tục cập nhật và so sánh các nền tảng với nhau để phòng ngừa nền tảng thu thập dữ liệu on-chain bị thao túng.
Các nền tảng chất lượng có thể dùng hiện tại: Glassnode, Cryptoquant, Whalemap, Coinglass và Messari.
Hình trên là nền tảng Glassnode. Đây là nền tảng rất phổ biến và được nhiều nhà đầu tư tin dùng. Khác với các nền tảng khác, Glassnode không những có lượng Index dồi dào mà còn có các dữ liệu về các hợp đồng future không đáo hạn (perpetual).
Đây là dữ liệu ít có trên các nền tảng khác, giúp đánh giá chính xác hơn hoạt động future trên các sàn tập trung.
Hình trên là nền tảng Cryptoquant là nền tảng rất phổ biến được sử dụng bởi các nhà đầu tư phổ thông. Đây là nền tảng có tương đối nhiều các chỉ số hữu ích và bạn có thể sử dụng mà không cần đăng ký trả phí.
Ưu điểm của cryptoquant là chỉ số BTC Exchange Netflow được thiết kế đơn giản mà hiệu quả nhờ việc phân chia 2 dữ liệu rút nạp trên sàn Spot và rút nạp trên sàn Derivative (phái sinh).
Hình trên là nền tảng Whalemap cung cấp các chỉ số miễn phí độc đáo mà bạn khó tìm thấy trên các nền tảng khác hoặc cần phải trả phí trên các nền tảng khác để được xem.
Đây là nền tảng phù hợp với các nhà đầu tư có khẩu vị đầu tư lâu dài vì hầu hết các chỉ số được cung cấp là chỉ số dài hạn.
Hình trên là nền tảng Coinglass. Đây là nền tảng được đánh giá rất cao vì độ hữu dụng và các tính năng đa dạng mà nền tảng đem lại.
Điều đặc biệt của Coinglass là khả năng tổng hợp chi tiết các chỉ số thanh lý trên thị trường future. Vì thế, đây là điểm đến yêu thích của các future trader.
Hình trên là nền tảng Messari. Messari được mệnh danh là một trong các nền tảng uy tín nhất thị trường crypto với nền tảng công nghệ vững chắc và đội ngũ nhà lập trình cực giỏi.
Messari là công cụ không thể thiếu để đánh giá các dự án và đánh giá các chỉ số On-chain với mức độ tin cậy cao. Đặc biệt, Messari cung cấp dữ liệu về Real Volume, giúp bạn có thể đánh giá được volume giao dịch thật sự của Bitcoin sau khi đã loại bỏ hiệu ứng bơm thổi wash trade.
6. Tổng kết
Dữ liệu on-chain được xem là giá trị cốt lõi mà một nhà đầu tư cần nắm vững và tận dụng nó để có thể nắm bắt được hành vi cá voi và từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Bản chất của blockchain là phi tập trung và minh bạch. Chính vì thế mà các dữ liệu on-chain thể hiện các giao dịch trên blockchain không biết nói dối. Nếu chúng ta biết tận dụng on-chain thì đây sẽ là vũ khí lợi hại để chiến thắng thị trường.
Nhưng nếu chúng ta không tìm hiểu và nâng cao kỹ năng phân tích tổng hợp thì on-chain sẽ trở nên nguy hiểm vì nó cũng là công cụ cho cá voi dắt mũi nhà đầu tư dựa trên các biến động thị trường trong thời gian ngắn.
7. Các câu hỏi liên quan về dữ liệu on chain
a. Nếu chỉ sử dụng On-chain thì có đủ để phân tích thị trường hay không?
Câu trả lời là không. Vì on-chain chỉ giúp nắm bắt hành vi cá voi chứ không năm được dòng tiền vĩ mô đang ra sao.
Chính vì thế, khi chúng ta đầu tư vào bất kỳ thị trường nào, chúng ta cần hiểu về các chỉ số giúp xác định dòng tiền vĩ mô như lạm phát, lãi suất FED, các chỉ số kinh tế, chỉ số sức mạnh tiền tệ, SP500, sự biến động giá cả năng lượng, giá vàng, đường cong lợi tức v..v.
b. Vì sao on-chain lại có thể là công cụ thao túng nhà đầu tư?
On-chain là công cụ thao túng nhà đầu tư dễ dàng trong ngắn hạn. Ví dụ, khi cá voi muốn bán BTC, thông thường cá voi sẽ tạo ra volume giả trên thị trường bằng hiệu ứng wash trade.
Đây là hiệu ứng sử dụng nhiều ví để di chuyển cùng 1 lượng BTC qua lại giữa các ví và từ đó giúp thổi phồng volume giao dịch lên. Để tránh hiện tượng này, chúng ta cần biết các chỉ số phân tích volume giúp loại bỏ wash trade như CDD và Real Volume.
Một ví dụ khác về thao túng bằng on-chain đó chính là việc cá voi không ngừng rút nạp BTC và làm tăng giảm số lượng BTC trên các ví sàn.
Việc đưa BTC lên sàn sẽ tạo ra tâm lý bán tháo cho nhà đầu tư và tạo điều kiện cho cá voi gom hàng giá tốt hơn. Một tình huống điển hình đó chính là cá voi đưa rất nhiều BTC lên sàn phái sinh để làm tăng lượng BTC được thể hiện qua chỉ số BTC Reserve.
Khi nhà đầu tư thấy BTC Reserve tăng, họ sẽ chủ động bán tháo vì nghĩ rằng có một lượng lớn BTC được đưa lên sàn để bán và giá BTC sẽ giảm.
Tuy nhiên, sự thật là cá voi chỉ đưa BTC lên sàn phái sinh để thực hiện long short và tạo ra áp lực bán tháo để gom hàng thêm. Trong quá trình giá giảm vì áp lực bán tháo của các holder trên thị trường, cá voi đồng thời có thể tận dụng thế chấp lượng BTC có sẵn trên sàn phái sinh để short BTC nhằm kiếm lợi nhuận kép.
c. Nên bắt đầu từ đâu để trở nên thành thạo khi phân tích on-chain?
Bạn nên bắt đầu bằng cách sử dụng các nền tảng cung cấp các dữ liệu on-chain qua các chỉ số đa dạng. Tìm hiểu công thức tính toán của các chỉ số đó. Đọc tài liệu về cách mà on-chain vận hành (tốt nhất là bằng tiếng anh).
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên tạo thói quen kiểm tra và phân tích dữ liệu on-chain hằng ngày để tăng kinh nghiệm và khả năng dự đoán hành vi cá voi.
Ngoài ra bạn có thể tham gia nhóm Defi & Cryptocurrency, hoặc các channels khác của tụi mình để được update thông tin onchain data mới nhất nhé! (link ở dưới)
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook