Ethereum Merge được xem là một sự kiện đáng mong đợi nhất trong năm nay khi Ethereum lên kế hoạch chuyển đổi từ thuật toán đồng thuận PoW sang PoS bằng cách “hợp nhất” Beacon chain và chuỗi chính.
Ethereum Merge đã được ấn định thời gian triển khai vào ngày 13 tháng 9 năm 2022. Khi quá trình “hợp nhất” hoàn thành, Ethereum sẽ trải qua một giai đoạn gọi là Triple Halving.
Vậy Triple Halving sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Ethereum?
Nội dung bài viết
Triple Halving ảnh hưởng đến holder ETH
“Halving” là một khái niệm bắt nguồn từ Bitcoin. Trong đó, mỗi khi halving diễn ra, số lượng Bitcoin trả thưởng cho thợ đào khi hoàn thành một khối mới sẽ giảm đi một nửa. Quá trình này diễn ra theo chu kỳ 4 năm một lần, giúp đảm bảo tính ổn định của BTC theo thời gian cũng như giảm tỷ lệ lạm phát.
Ethereum thì thực hiện halving theo một cách “hơi khác” so với Bitcoin. Thay vì giảm một nửa phần thưởng định kỳ, Ethereum giảm nguồn cung bằng cách tung ra các bản nâng cấp đã được cộng đồng đồng ý. Mức độ giảm phần thưởng khối của ETH theo thời gian như sau:
- Từ khối genesis đến 2017: phần thưởng khối 5 ETH
- 2017 đến 2019: phần thưởng khối 3 ETH (bản cập nhật EIP-649)
- 2019 đến nay: phần thưởng khối 2 ETH (bản cập nhật EIP-1234)
Với tốc độ này, nguồn cung ETH sẽ tăng khoảng 4,5% một năm. Tuy nhiên, tỷ lệ này là tương đối cao, do Ethereum cần phải khuyến khích các thợ đào hoạt động để duy trì tính ổn định của blockchain.
Khi The Merge diễn ra, Ethereum sẽ chuyển từ PoW sang PoS. Thợ đào không còn vai trò trong PoS. Thay vào đó, một validator được chọn sẽ có quyền tạo một khối mới. Điều này làm giảm chi phí năng lượng của Ethereum đến 99,95% và nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với việc sụt giảm nguồn cung ETH nhờ vào “Triple Halving” sau:
1. Validator tiêu tốn năng lượng ít hơn sau The Merge
Như đã trình bày, sau khi hợp nhất, validator sẽ tiêu tốn ít năng lượng hơn. Nếu như theo cơ chế PoW hiện tại, mỗi năm ETH phát hành khoảng 4,5% tổng cung. Thì sau khi chuyển đổi sang PoS, các chuyên gia ước tính rằng con số này sẽ giảm khoảng 10 lần, tức là 0,4% mỗi năm.
Chẳng hạn như lúc trước Ethereum tiêu tốn 100 triệu đô la để thưởng cho các thợ đào nhằm duy trì hoạt động của blockchain, giờ đây chi phí sẽ chỉ còn 10 triệu đô la. Nguồn cung sụt giảm sẽ khiến giá cả tăng cao dựa vào quy luật cung cầu.
2. Burn phí gas EIP-1599
Thông thường, khi thực hiện một giao dịch, người dùng phải trả một khoản phí gọi là phí gas. Về cơ bản, khoản phí này được người dùng trả để bù cho năng lượng tính toán cần thiết khi xử lý và xác thực các giao dịch trên chuỗi khối. Việc đốt phí gas được thực hiện lần đầu kể từ bản cập nhật EIP-1599, hay có tên khác là “hard fork London”.
Thay vì chuyển tất cả phí gas của người dùng về cho thợ đào hoặc validator, EIP-1599 đã đốt chúng ra khỏi nguồn cung lưu hành, tương tự như cách mà cách mà các công ty thường sử dụng để mua lại cổ phiếu. Vậy nhà đầu tư cần chú ý điều gì?
Việc đốt và loại phí gas ra khỏi nguồn cung lưu hành là một trong những cách giúp giảm phát ETH. Bằng chứng là kể từ khi áp dụng chính sách này vào tháng 8 năm 2021, mạng Ethereum đã đốt hơn 2 triệu ETH, tương ứng với giá trị hơn 3 tỷ đô la ở thời điểm hiện tại, khiến ETH trở nên khan hiếm hơn. Và DefiLearn xin nhấn mạnh một lần nữa, nguồn cung hiếm nghĩa là giá sẽ cao.
3. ETH staking
Khi Beacon Chain hợp nhất với chuỗi chính, Ethereum sẽ chính thức chuyển sang sử dụng cơ chế đồng thuận PoS. Validator sẽ đóng vai trò tạo một khối mới thay cho thợ đào. Để có cơ hội được chọn làm validator, người dùng phải stake một lượng ETH nhất định. Nếu không đủ số lượng ETH, người dùng cũng có thể tham gia vào staking vào các pool.
Theo cơ chế hiện tại, validator sẽ không được rút ETH đã stake ít nhất 6 tháng sau khi The Merge diễn ra. Như vậy, ít nhất trong 6 tháng đầu tiên, cơ chế staking sẽ giúp giảm đáng kể nguồn cung lưu thành của ETH. Sau đó, validator có thể xếp hàng để đến lượt rút ETH nếu có nhu cầu để không làm số lượng lưu hành của ETH tăng một cách đột ngột.
Góc nhìn từ nhà đầu tư về Triple Halving
Ethereum có thể nói là blockchain có hệ sinh thái phát triển bậc nhất với rất nhiều dự án DeFi, Web3 và NFT. Việc thay đổi từ PoW sang PoS có thể giúp Ethereum tăng từ 30 TPS (số giao dịch mỗi giây) lên 25.000 – 100.000 TPS. Đó sẽ là động lực giúp Ethereum tăng tính cạnh tranh và thu hút người dùng quay trở lại với hệ sinh thái.
Mặc dù PoS không trực tiếp giúp Ethereum giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng, nhưng cấu trúc của nó cho phép thực hiện các giải pháp mở rộng thông qua quá trình sharding. Sharding có thể hiểu là phân đoạn, trong đó mỗi phân đoạn chịu trách nhiệm xử lý một phần dữ liệu mạng. Nhờ đó có thể giảm đáng kể thời gian xử lý và phí giao dịch.
Bảng thống kê thông tin về staking ETH từ 11/2020 – 08/2022
Khoảng thời gian |
Tổng số ETH đã stake | Trung bình giá (USD) |
Tổng giá trị (USD) |
11/2020 – 06/2021 |
6.006.466 |
1.633 | 9.813.008.595 |
07/2021 – 12/2021 |
2.827.472 | 3.391 | 9.587.717.056 |
01/2022 – 08/2022 | 4.521.908 | 2.700 |
12.210.307.367 |
Tổng cộng | 13.355.846 | 2.367 |
31.611.033.018 |
(*) Số lượng staked ETH được lấy từ glassnode, giá ETH tại từng thời điểm truy xuất từ lịch sử giá trên Coingecko.
Từ bảng số liệu trên. ta có thể thấy kể từ tháng 11 năm 2020 đến nay, trung bình giá của các nhà đầu tư staking ETH là 2.367 USD. Con số này cao gấp 1,5 lần so với giá thị trường của ETH, hiện đang dao động quanh vùng 1.500 đô la.
Nếu lấy mốc 1.500 đô la, đang có 75,9% số lượng ETH staking trên mức giá này. Có nghĩa là hầu hết các nhà đầu tư dài hạn đang “đu đỉnh”. Chỉ 24,1% còn lại là mua được ETH ở mức giá thấp hơn 1500 đô la.

Tuy nhiên, mặc dù “hơi xa bờ” nhưng các nhà đầu tư vẫn chưa chịu “cắt lỗ”. Bằng chứng là số lượng ETH staking vẫn còn đang duy trì ở mức cao. Điều đó chứng tỏ nhà đầu tư vẫn đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào sự kiện “Hợp nhất” sắp tới cũng như Triple Halving theo sau đó.
Liệu Triple Halving có thể thay đổi cuộc chơi của hai phe Bò và Gấu hay không? Hãy cùng theo dõi DefiLearn để cập nhật tin tức thị trường sau sự kiện The Merge vào ngày 13 tháng 9 năm 2022 các bạn nhé!
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook