
Vàng là một kim loại quý, đã được con người sử dụng như phương tiện trao đổi trong nhiều thế kỷ. Giá trị của chúng cũng tăng trưởng mạnh theo thời gian.
Bitcoin cũng không kém cạnh với sự phát triển vượt bậc về giá cũng như ứng dụng trong tài chính phi tập trung. Vậy Bitcoin có khả năng trở thành vàng 4.0 hay không? Chúng ta hãy cũng nhau tìm hiểu!
Nội dung bài viết
Vàng là tài sản lưu trữ đáng tin cậy
Vàng đã có mặt và được con người sử dụng từ thời cổ đại. Bằng chứng lịch sử cho thấy các mỏ vàng cổ đã được khai thác ở vùng đất thuộc vùng Maski, Karnataka ngày nay. Vàng được dùng làm nhiều vật phẩm cho hoàng gia, đồ trang sức và sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là khi ngành công nghiệp trang sức phát triển mạnh, vàng luôn có giá trị cao và được coi là tài sản an toàn, đáng tin cậy. Thậm chí có khoảng thời gian thế giới sử dụng bản vị vàng thay vì bản vị dầu mỏ như hiện nay.
Lịch sử đã chứng minh rằng vàng là một tài sản lưu trữ hiệu quả trong thời kỳ lạm phát. Vì lạm phát thường đi kèm với kinh tế bất ổn, nên nó cũng ảnh hưởng đến giá trị của các tài sản tài chính như cổ phiếu và trái phiếu.
Khi các nhà đầu tư không còn tin tưởng vào tiền, việc chuyển đổi danh mục đầu tư sang vàng là điều đương nhiên và chính hành động đó đã giúp đẩy giá vàng lên cao.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, từ năm 1976 đến 1999, giá vàng đã tăng theo thời gian cùng với tỷ lệ lạm phát. Do đó, vàng rõ ràng là một tài sản trú ẩn đáng tin cậy khi lạm phát tăng cao.
Sự trỗi dậy của Bitcoin và tiền điện tử
Hầu hết người ở thế hệ trẻ đều có thói quen thanh toán, giao dịch bằng các dịch vụ trực tuyến như internet banking, digital money và thẻ tín dụng thay vì sử dụng tiền mặt.
Do đó, con người ngày nay cũng không quá mặn mòi việc sử dụng vàng như một phương tiện thanh toán hàng ngày. Nhưng tiền điện tử thì ngược lại.
Sự phát triển bùng nổ của Bitcoin và các loại tiền điện tử đã mở ra một kỷ nguyên mới cho việc tiếp cận đến tài sản kỹ thuật số. Đây là loại tài sản linh hoạt và người sử dụng có thể tiếp cận tài sản của họ từ bất kỳ đâu miễn là có kết nối internet.
Đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, chiến tranh hay căng thẳng địa chính trị, vàng không phải là vật mà mọi người muốn mang theo bên mình.

Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng khác của Bitcoin là nó có số lượng giới hạn, chỉ có tối đa 21 triệu BTC được lưu hành. Từ lúc được phát hành, Bitcoin đã trãi qua 4 đợt halving.
Sau mỗi đợt, số lượng Bitcoin được trả cho thợ đào giảm đi một nữa, cũng đồng nghĩa với việc giảm một nửa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ Bitcoin mới đưa vào lưu thông trên thị trường. Đó là bàn đạp tạo đà cho sự tăng trưởng đáng kể về giá BTC trong những năm gần đây.
Giữa vàng và Bitcoin cũng tồn tại một số đặc điểm chung như sau:
- Độ khan hiếm: Trong khi vàng được khai thác ngày càng ít thì Bitcoin cũng đang trải qua điều tương tự. Người ta dự đoán rằng đến năm 2140, tất cả 21 triệu BTC sẽ được khai thác hết.
- Tính thanh khoản: Cả hai thị trường đều có tính thanh khoản cao và có thể trao đổi qua lại với đồng fiat.
- Giá trị cốt lõi: Vàng và BTC có vô số ứng dụng chuyên biệt riêng. Vàng có thể làm các đồ trang sức xa xỉ, ứng dụng vào nha khoa, điện tử,… Trong khi đó, Bitcoin là nền tảng của tài chính phi tập trung, giúp hàng tỷ người trên thế giới có thể tiếp cận đến các sản phẩm tài chính mà không cần cơ sở hạ tầng truyền thống như ngân hàng.
Bitcoin không thể trở thành vàng 4.0
Một số ý kiến cho rằng chính nguồn cung hữu hạn có thể giúp Bitcoin trở thành tài sản kỹ thuật số sánh ngang với vàng. Hơn nữa, chi phí vận chuyển thấp, bảo mật cao và khả năng chuyển nhượng dễ dàng cũng là những lợi thế vượt trội của Bitcoin.
Mặt khác, mối tương quan về lợi nhuận của vàng và Bitcoin thay đổi theo thời gian. Ban đầu, Bitcoin và vàng cũng không có tương quan là mấy.
Tuy nhiên, kể từ năm 2019, các nhà phân tích chỉ ra rằng lợi nhuận từ đầu tư Bitcoin có tương quan tỉ lệ thuận với vàng. Điều này dường như đã thúc đẩy câu chuyện BTC là một tài sản lưu trữ giá trị tương đương với vàng và thậm chí có khả năng thay thế kim loại quý trong tương lai.
Các nhà phân tích tại JP Morgan đã thu thập bằng chứng hỗ trợ luận điểm Bitcoin là tài sản lưu trữ có giá trị tương đương với vàng, có nghĩa là kỳ vọng quy mô vốn hóa thị trường của vàng 4.0 có khả năng sẽ đạt tương đương với vàng.
JP Morgan lập luận rằng dòng tiền đáng kể đã chảy vào các quỹ đầu tư Bitcoin trong khi nguồn tiền này xuất phát từ các quỹ ETF vàng.
Về lý thuyết, vàng 4.0 có thể đạt mục tiêu giá dài hạn là 146.000 USD. Tuy nhiên, theo một số trích dẫn, giá BTC dường như tỷ lệ nghịch với giá trị đồng USD. USD là đồng tiền dự trữ lớn nhất thế giới và luận điểm trên chỉ đúng khi thế giới mất niềm tin vào đồng tiền này.
Kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra, hầu hết các ngân hàng trung ương đều nới lỏng các chính sách để đối phó với dịch bệnh. Điều này đã làm dấy lên lo ngại về lạm phát, từ đó gây giảm giá đồng USD.
“Nhà đầu tư đang bắt đầu lo ngại về sự gia tăng lạm phát, từ đó xem xét đến việc sử dụng Bitcoin như một biện pháp để kềm chế lạm phát. Các tổ chức đầu tư dường như đang quay trở lại với Bitcoin, có lẽ họ coi đây là một hàng rào chống lạm phát tốt hơn vàng.”
Tuy nhiên, tài sản kỹ thuật số này vẫn chưa chứng minh được giá trị của nó như Henry Neville của Man Group giải thích: “Sự khan hiếm này có một số điểm tương đồng với sự khan hiếm vàng, do số lượng vàng mới khai thác hạn chế được tung ra thị trường mỗi năm”
“Một số người đã ủng hộ việc sử dụng Bitcoin để đa dạng hóa danh mục đầu tư như một tài sản chống lại lạm phát. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải cẩn trọng vì Bitcoin chưa được thẩm định đầy đủ chỉ với tám năm dữ liệu chất lượng – khoảng thời gian chỉ xảy ra một mức lạm phát duy nhất.”
Có nên đầu tư vào Bitcoin hay không?
Chứng khoán là đối tượng đầu tư phổ biến nhất nhì trong thị trường đầu tư truyền thống. Tuy nhiên, với sự phát triển bùng nổ, Bitcoin và tiền điện tử ngày càng có nhiều người biết đến, thu hút được nhiều quỹ đầu tư tiền điện tử cũng như quỹ đầu tư truyền thống.
Mức độ phổ biến của Bitcoin đã tăng theo cấp số nhân từ năm 2017, khi giá BTC tăng vọt từ 800 USD lên 1.150 USD và đạt ATH là 19.783 USD vào ngày 17 tháng 12. Có nghĩa là nếu nhà đầu tư mua Bitcoin ở mức giá 800 USD, họ đã có lợi nhuận 1.277%.

Vào năm 2020, giá BTC cũng tăng mạnh từ dưới 20.000 USD và đạt ATH mới ở 60.000 USD, giúp nhà đầu tư sẽ kiếm được 300% so với số vốn bỏ ra. Đó là những con số ấn tượng so với lợi nhuận mà chứng khoán mang lại. Cổ phiếu của các công ty lớn như Apple cũng chỉ tăng trưởng khoảng 24% trong năm qua, và con số đó của S&P 500 chỉ là 18% .
Kết luận
So với vàng, Bitcoin có những ưu điểm vượt trội, phù hợp để sử dụng làm phương tiện đầu tư hơn. Tuy nhiên, các quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc,… đều đang có những động thái nhằm siết chặt hoạt động của Bitcoin và tiền điện tử.
Nhiều chuyên gia hiện cũng chưa chấp nhận Bitcoin vì dữ liệu phân tích chưa đầy đủ. Chúng ta hãy cùng chờ xem, liệu BTC có thể trở thành vàng 4.0 trong thời gian tới hay không nhé?
Join the Defi Learn community:
Website | Twitter | Tiktok | Youtube | Facebook